Đau họng là tình trạng rất phổ biến. Bạn có thể bị đau họng do nhiễm virus (cảm lạnh hoặc cúm), nhiễm vi khuẩn, dị ứng, viêm amidan, trào ngược axit; do la hét nhiều hoặc do ăn cay, tiếp xúc với khói thuốc…. Đa phần các trường hợp bị đau họng là do nhiễm virus và tình trạng này thường tự khỏi sau 5-7 ngày [1], [2]. Tuy nhiên, người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau, khô họng, nuốt nước bọt hay ăn uống, giao tiếp cũng đều khó khăn hơn. Nếu bạn muốn biết đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi hay thuốc trị đau họng là thuốc nào, đừng bỏ qua bài viết sau từ Kenshin.vn.
Bạn đang đọc: Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi? 5 loại thuốc cần biết
Nội Dung
1. Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi? Các thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn
Thuốc trị đau họng là những thuốc nào hay đau họng uống thuốc gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) khác nhau có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng. Bạn có thể tìm mua các thuốc chứa hoạt chất paracetamol hoặc ibuprofen. Những loại thuốc này cũng có thể hạ sốt nếu tình trạng đau họng của bạn do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn). Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ em và thanh thiếu niên uống aspirin khi nhiễm virus vì tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye. [3]
2. Thuốc kháng viêm
Ngoài các loại thuốc không kê đơn kể trên, theo chia sẻ của Ts. Bs. Lý Xuân Quang – Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thuốc kháng viêm cũng là một trong những nhóm thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng. Thuốc kháng viêm có 3 nhóm chính là corticosteroids, NSAIDs, kháng viêm men và có thể được sử dụng tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể.
Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn sẽ cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Cụ thể:
- Corticosteroids là loại thuốc có kháng viêm mạnh, được sử dụng nhiều trong y khoa. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu dùng trong thời gian dài, liều cao thì có thể gây tác dụng phụ lên cơ xương khớp, tim mạch, da, mắt… [4].
- NSAIDs: Đây cũng là nhóm thuốc kháng viêm phổ biến, đặc biệt là trong các bệnh lý viêm cấp. Nhóm thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ lên tim mạch, thận, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa [5].
- Kháng viêm men: Đây là nhóm thuốc kháng viêm “nhẹ nhàng”. Bên cạnh đó, dù nhóm thuốc này vẫn gây ra tác dụng phụ nhưng được xem là ít hơn so với 2 nhóm thuốc kháng viêm kể trên. Do đó, kháng viêm dạng men thường được dùng cho người bệnh ngoại trú hoặc trong những trường hợp viêm nhiễm nhẹ ở vùng tai mũi họng.
Cũng theo Ts. Bs. Lý Xuân Quang, so với hai nhóm thuốc corticosteroids và NSAIDs, nhóm kháng viêm dạng men ít tác dụng phụ, an toàn và dễ dung nạp hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho vừa đạt được mục đích điều trị, vừa giữ được độ “an toàn” tốt nhất. Đối với các trường hợp không cần thiết phải dùng đến kháng viêm quá mạnh thì kháng viêm dạng men là lựa chọn được ưu tiên để hạn chế những tác dụng phụ nguy hiểm.
Để hiểu hơn về các nhóm thuốc điều trị tai mũi họng, mời bạn cùng theo dõi video sau được chia sẻ bởi Ts. Bs. Lý Xuân Quang – Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
3. Thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh đối với những trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn chứ không có hiệu quả đối với các trường hợp đau họng virus. Trong khi virus lại là “thủ phạm” của hầu hết các trường hợp đau họng. Do đó, khi bị đau họng, bạn không nên tự ý dùng kháng sinh vì nhóm thuốc này sẽ không giúp bạn giảm triệu chứng hoặc tăng tốc độ hồi phục. Trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh, bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, tránh tự ý ngưng thuốc dù đã thấy đỡ sau vài ngày [6], [7].
Penicillin và amoxicillin là 2 loại thuốc thường được bác sĩ kê toa nhiều nhất để điều trị đau họng vì độ an toàn cũng như có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn. Đa phần, các triệu chứng này thường nhẹ nhưng nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, dai dẳng thì cần đi khám ngay [6].
4. Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Tìm hiểu thêm: Vi chất dinh dưỡng là gì? Vai trò của vi chất dinh dưỡng
Nếu cơn đau họng của bạn có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hay viêm loét dạ dày thì đáp án cho câu hỏi đau họng uống thuốc gì là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày có thể là “cứu cánh” cho tình huống này.
Bên cạnh nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn hoặc virus, đau họng còn có thể là tình trạng “kéo theo” của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hay viêm loét dạ dày [1]. Vì thế, nếu bạn không sốt nhưng thường xuyên cảm thấy nóng rát vùng họng, đừng tự ý điều trị mà nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Vậy thuốc trị đau họng là thuốc nào cho trường hợp này? Câu trả lời là trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉnh định một số thuốc cho người bị GERD có triệu chứng đau họng như [3]:
- Thuốc kháng axit
- Thuốc chẹn H2
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
5. Thuốc điều trị các triệu chứng đi kèm
>>>>>Xem thêm: Punsemin có thực sự “xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường” như lời đồn?
Thông thường, nếu cơn đau họng của bạn có kèm theo những triệu chứng như ho, đờm, chảy dịch mũi sau…, bác sĩ có thể chỉ định điều trị song song bằng một số thuốc như [1], [6]:
- Thuốc kháng histamin chữa đau họng do dị ứng, kháng viêm
- Thuốc long đờm (tan đờm)
- Thuốc xịt mũi, xịt họng giảm đau và phù nề
- Siro ho, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Vì hầu hết các bệnh viêm họng đều có nguồn gốc từ virus nên bạn cần cố gắng nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, “tiếp sức” cho hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Hãy chọn ăn các thức ăn mềm và đồ uống không quá lạnh hay quá nóng để không làm cổ họng bị kích ứng thêm. Nếu có người thân đang bị viêm họng, cách tốt nhất để bạn có thể ngăn ngừa bệnh là rửa tay thường xuyên trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh, không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân…. Đừng quên nâng cao sức khỏe mỗi ngày qua chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất nhé!