Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh về mắt rất phổ biến và thường gặp phải ở nhiều thành viên trong gia đình hoặc tại nơi làm việc, lớp học… Vì lẽ đó, khó tránh khỏi việc nhiều người mang tâm lý lo lắng không biết liệu bệnh đau mắt đỏ có lây không. Nếu có, làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

Nếu như bạn cũng đang tự hỏi bệnh đau mắt đỏ có lây không thì các nội dung sắp được chia sẻ dưới đây chính là câu trả lời cho bạn. Bạn hãy cùng Kenshin.vn dành ra vài phút để theo dõi đến cuối bài viết nhé!   

1. Đau mắt đỏ có lây không?

Bệnh đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn có thể hiểu nôm na kết mạc là lớp màng trong suốt bao phủ lấy phần tròng trắng của mắt và mặt trong của mi. Trên kết mạc có nhiều mạch máu nhỏ, khi bị viêm sẽ chuyển sang màu đỏ rất dễ nhìn thấy trong mắt, kèm theo đó có thể xảy ra các triệu chứng như:

  • Liên tục chảy nước mắt 
  • Mắt tiết dịch vàng hoặc mủ xanh, có thể đóng thành vảy dày ở mi mắt
  • Cảm giác bị cộm ngứa ở một hoặc cả hai mắt
  • Sưng đau, nóng rát mắt
  • Mắt mờ, giảm thị lực
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng

Viêm kết mạc có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên mắt do các nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm men), dị ứng, bệnh tự miễn, bất thường trong giải phẫu mắt hoặc có dị vật mắc kẹt. 

Xác định nguyên nhân gây bệnh là cơ sở quan trọng để biết được tình trạng đau mắt đỏ có lây không. Đối với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus, bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác ngay cả khi chưa được phát hiện hoặc không có triệu chứng. Trong khi đó, bệnh đau mắt đỏ do những nguyên nhân còn lại hầu như không lây nhiễm.

Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

2. Thời gian lây nhiễm

Giai đoạn mà người bệnh đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho những người xung quanh cũng phụ thuộc vào nguyên nhân, trong đó:

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Người bệnh có thể lây lan vi khuẩn cho người khác ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu được điều trị bằng kháng sinh, bệnh thường sẽ không còn khả năng lây nhiễm sau 1 – 2 ngày kể từ khi dùng thuốc.
  • Đau mắt đỏ do virus: Sự lây lan đã có thể bắt đầu trong thời gian ủ bệnh, khi người bệnh chưa có triệu chứng và kéo dài cho đến lúc bệnh khỏi hẳn. Thời gian thường là vài ngày cho đến hai tuần.

3. Đau mắt đỏ lây như thế nào?

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào cũng là điều chúng ta cần lưu ý sau khi đã hiểu rõ bệnh đau mắt đỏ có lây không. Theo đó, bạn có nguy cơ bị lây bệnh đau mắt đỏ nếu như:

  • Tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Chẳng hạn như nói chuyện, bắt tay,…
  • Đưa tay lên mắt ngay khi vừa chạm vào các bề mặt bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus gây đau mắt đỏ.
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng có dính vi khuẩn, virus (chăn gối, khăn mặt, dụng cụ trang điểm, mắt kính,…)

4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ hiệu quả

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, trẻ em được xem là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi bắt đầu đến trường. Nguyên nhân ngoài việc thường xuyên tiếp xúc gần gũi với mọi người, một phần còn do khả năng giữ vệ sinh của trẻ kém. Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ cũng non yếu, dễ bị vi khuẩn và virus tấn công.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm amidan có lây không?

Đau mắt đỏ có lây không? Làm sao để phòng tránh?

>>>>>Xem thêm: Chứng cryoglobulin huyết

Để phòng tránh và ngăn ngừa sự lây lan bệnh ở cả người lớn cũng như trẻ nhỏ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây:

Đối với người bệnh đau mắt đỏ

  • Nên hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với người khác cho đến khi các triệu chứng biến mất hoặc không còn khả năng lây nhiễm.
  • Trẻ em nên được hướng dẫn cách tự chăm sóc vệ sinh cho bản thân và tránh tiếp xúc gần với người khác. Nếu có thể, hãy cho trẻ tạm dừng đến trường lớp để tránh lây lan bệnh cho trẻ khác. 
  • Luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trong ít nhất là 20 giây, đặc biệt là trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ thuốc hoặc bôi thuốc vào mắt bị bệnh. 
  • Tránh dụi mắt bởi vì có thể làm nhiễm trùng lây lan đến mắt còn lại.
  • Dùng nước muối sinh lý và miếng bông gạc sạch để vệ sinh mắt mỗi ngày, lưu ý loại bỏ ghèn hoặc dịch tiết còn đọng lại ở mắt.
  • Không được sử dụng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt,… cho cả hai mắt nếu như bạn chỉ bị đau mắt đỏ ở một bên mắt.
  • Thường xuyên giặt sạch vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tránh làm lây nhiễm vi khuẩn hoặc virus đến những vật dụng mà người khác có thể dùng.
  • Không nên sử dụng bể bơi công cộng.

Đối với người khỏe mạnh bình thường

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những người có triệu chứng nghi ngờ.
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chạm tay vào các vật dụng mà họ đang dùng.
  • Không chạm vào mắt khi tay đang bẩn.
  • Vệ sinh và làm sạch mắt mỗi ngày. 
  • Luôn sử dụng khăn sạch hoặc khăn giấy mới mỗi khi lau mặt.
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, kể cả dụng cụ trang điểm

Như vậy, qua bài viết bạn đã biết được bệnh đau mắt đỏ có lây không, cũng như bệnh có thể lây lan bằng những cách nào. Đồng thời trong đó, bài viết cũng đề cập đến một số cách đơn giản có thể giúp bạn hạn chế sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ. Hi vọng điều này sẽ góp phần giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình được tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *