Bất kể bạn làm ngành nghề nào, tình trạng đau mỏi cổ vai gáy thường khó tránh khỏi. Đặc biệt với công việc phải ngồi yên một chỗ nhiều như nhân viên văn phòng hoặc phải gánh vác vật dụng nặng như kỹ sư công trình. Để giải quyết tình trạng này, nhiều bạn thắc mắc “khi bị đau mỏi cổ vai gáy nên uống thuốc gì”.
Bạn đang đọc: Đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì?
Kenshin sẽ giải đáp giúp bạn khi bị đau dây thần kinh vai gáy nên uống thuốc gì và chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau mỏi cổ vai gáy.
Nội Dung
Có nên dùng thuốc khi bị đau mỏi vai gáy cổ?
Thông thường, việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp bạn giải tỏa được cơn đau mỏi cổ vai gáy. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Hơn nữa, bạn sẽ cần xác định rõ nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này vì thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp bạn bớt đau mỏi trong tạm thời, nhưng các loại thuốc này có thể không dùng để điều trị dứt điểm một số bệnh lý dẫn đến đau mỏi cổ vai gáy. Ngoài ra, việc điều chỉnh lối sống và vật lý trị liệu cũng cần được áp dụng để giải quyết tình trạng này.
Tóm lại, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giải tỏa cơn đau mỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng kéo dài và lặp đi lặp lại. Vậy khi bị đau mỏi cổ vai gáy bạn có thể uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé!
Đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì? Top 7 loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay
1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau phổ biến được sử dụng để điều trị đau nhức (bao gồm nhức đầu, đau răng, đau lưng và đau bụng kinh). Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng để hạ sốt và là lựa chọn tốt khi bạn không biết đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì.
Khi uống thuốc, paracetamol tác động lên não để ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin. Prostaglandin là chất hóa học cảnh báo hệ thần kinh trung ương về cơn đau và tổn thương trong cơ thể. Paracetamol không chữa lành được nguyên nhân gốc rễ của cơn đau mà chỉ đơn giản làm tăng khả năng chịu đựng bằng cách làm giảm đáng kể tác dụng của prostaglandin.
Chống chỉ định với người bị dị ứng Paracetamol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác; người có vấn đề về gan hoặc thận, thường xuyên uống rượu với liều lượng nhiều hơn mức tối đa được khuyến nghị, người dưới 50kg cần lưu ý sử dụng liều lượng thấp hơn.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc làm giảm viêm, giảm đau và hạ sốt. Có nhiều loại thuốc NSAID khác nhau, bao gồm cả loại không kê đơn và loại kê đơn. Thuốc chống viêm không steroid thường được dùng để điều trị nhiều loại triệu chứng, từ đau đầu và đau răng đến viêm khớp và cứng cơ.
Để giúp giảm đau, NSAID ngăn chặn tác dụng của các enzyme đặc biệt – cụ thể là enzyme Cox-1 và Cox-2. Những enzyme này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra prostaglandin – một loại chất hóa học báo hiệu cơn đau. Bằng cách ngăn chặn các enzyme Cox, NSAID ngăn cơ thể bạn tạo ra prostaglandin giúp giảm đau, giảm viêm và hạt sốt.
Hầu hết mọi người đều có thể dùng NSAID, nhưng một số người cần thận trọng khi dùng chúng. Bạn cần kiểm tra với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid nếu thuộc trường hợp sau:
- Trên 65 tuổi
- Bị hen suyễn
- Đang cho con bú
- Đã từng bị loét dạ dày
- Đã từng bị dị ứng với NSAID
- Đang dùng các loại thuốc khác
- Đang mang thai hoặc đang cố gắng có con
- Có bất kỳ vấn đề nào với tim, gan, thận, huyết áp, tuần hoàn hoặc ruột
- Đang tìm thuốc cho trẻ dưới 16 tuổi (tuyệt đối không dùng thuốc có chứa aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi).
3. Nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy cổ
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn đôi khi có thể giúp giảm đau và khó chịu do co thắt cơ, nhưng đôi khi bạn cần loại thuốc mạnh hơn. Thuốc giãn cơ sẽ là giải pháp giúp ngăn chặn sự co thắt gây đau mỏi cổ vai gáy ở tận gốc.
Thuốc giãn cơ hoạt động bằng cách làm dịu hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, làm gián đoạn tín hiệu giữa não và cơ từ đó giúp bạn giảm đau. Thuốc giãn cơ có 3 dạng khác nhau: thuốc uống, thuốc tiêm bắp và thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch.
Theo Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, thuốc giãn cơ có nguy cơ đáng kể đối với những người trên 65 tuổi và họ khuyên không sử dụng thuốc cho người ở nhóm tuổi này.
4. Thuốc bôi giảm đau tại chỗ
Khi các khớp hoặc cơ bắp của bạn bị đau, thuốc bôi giảm đau tại chỗ có thể lựa chọn tốt khi bạn chưa biết “đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì”. Mỗi loại thuốc bôi giảm đau sẽ có thành phần khác nhau cùng tác dụng cụ thể. Sau đây là một số phổ biến nhất:
- Capsaicin gel: Thành phần chính là capsaicin có tác dụng giảm đau tại chỗ hiệu quả nhất, đặc biệt là đau khớp và đau dây thần kinh do biến chứng thần kinh tiểu đường.
- Thuốc kích thích giảm đau: Các thành phần như tinh dầu bạc hà, methyl salicylate (dầu thường xanh) và long não tạo ra cảm giác nóng rát hoặc làm mát khiến tâm trí bạn đánh lạc hướng khỏi cơn đau.
- Salicylat: Những thành phần tương tự giúp aspirin có tác dụng giảm đau cũng được tìm thấy trong một số loại kem. Khi hấp thụ vào da, chúng có thể giúp giảm đau, đặc biệt ở các khớp gần da, chẳng hạn như ngón tay, đầu gối và khuỷu tay.
Ngoài các loại thuốc bôi kể trên, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán salonpas để giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi vùng cổ vai gáy.
5. Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin B
Không nhất thiết trường hợp đau mỏi cổ vai gáy nào bạn cũng tìm hiểu uống thuốc gì. Trong trường hợp bị đau mỏi vai gáy do thiếu vitamin, bác sĩ có thể chỉ định thêm vitamin nhóm B kết hợp cùng vitamin D và C để giảm thiểu các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy. Ngoài ra, vitamin nhóm B còn giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng co cứng cơ vùng cổ.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thận ứ nước ở người lớn và trẻ em
6. Thuốc giảm đau gây nghiện
Với các trường hợp đau mỏi cổ vai gáy mạn tính thì nên uống thuốc gì cho phù hợp? Câu trả lời là các loại thuốc giảm đau gây nghiện như hydrocodone hoặc morphine đôi khi có tác dụng. Nhưng những loại thuốc giảm đau này cần do bác sĩ chỉ định và theo dõi rất cẩn thận. Hiện nay, các bác sĩ không điều trị cơn đau mãn tính bằng opioid do có nguy cơ gây nghiện. Nếu bạn dùng chúng, hãy theo dõi tác dụng của chúng đối với cơn đau và ghi lại tác dụng phụ trong nhật ký.
Ngoài ra, thuốc giảm đau gây nghiện còn có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, ngứa, hưng phấn, táo bón, suy hô hấp… Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cũng chú ý tránh sử dụng đồng thời với rượu bia, đồ uống chứa cồn.
7. Tiêm cortisone
Trong một vài trường hợp, việc đặt ra câu hỏi “đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì” không thực sự giúp ích. Vì một số người bị đau mỏi cổ mạn tính có thể được chỉ định tiêm cortisone trong giai đoạn đầu điều trị.
Cortisone hoạt động bằng cách giảm viêm xung quanh khớp, dây thần kinh hoặc cấu trúc khác, giúp giảm đau và có thể tăng tốc độ phục hồi. Tiêm cortisone thường được sử dụng để điều trị đau ở nhiều khớp khác nhau, bao gồm đầu gối, khuỷu tay, vai, hông và lưng dưới, đồng thời cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp để điều trị đau mỏi cổ vai gáy.
Tuy nhiên, các bác sĩ hiếm khi chỉ định tiêm cortisone để điều trị đau cổ vì có một số tác dụng phụ đáng kể khi sử dụng chúng như: tổn thương sụn và gân, tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, v.v.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về vắc xin ngừa phế cầu synflorix
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau mỏi đau vai gáy cổ
Khi biết “đau mỏi cổ vai gáy uống thuốc gì”, bạn sẽ cần lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng các loại thuốc này:
- Nên sử dụng thuốc sau khi ăn để hạn chế tình trạng đau dạ dày.
- Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Những người mắc bệnh gan, thận, dị ứng cần thông báo cho bác sĩ kê đơn.
- Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định hoặc kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp được kê đơn, cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.
- Không tự ý kết hợp, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, vì điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc và xảy ra tình trạng tương tác thuốc.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng nào của cơ thể, cần báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ để được xử lý kịp thời.
Tóm lại, để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, bạn cần thăm khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định “đau mỏi cổ vai gáy cần uống thuốc gì” và đưa ra lộ trình điều trị thích hợp.