Ngoài những cơn đau quen thuộc như đau lưng hay đau bụng thì đau mông khi mang thai cũng rất phổ biến khiến nhiều bà bầu băn khoăn không biết liệu triệu chứng này có nguy hiểm cho thai kỳ không.
Bạn đang đọc: Đau mông khi mang thai có đáng lo? Mẹ bầu phải làm sao?
Thai nhi càng lớn thì mẹ càng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, phổ biến nhất có lẽ là tình trạng ê mông, đau thần kinh tọa khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu bạn cũng đang trải qua tình trạng này, đừng quá lo lắng. Bởi trong thời gian chờ bé chào đời, bạn cũng có thể thử một vài cách giảm đau sau được Kenshin.vn tổng hợp.
Nội Dung
Bà bầu bị đau mông: Nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng đau mông khi mang thai có thể là do bệnh lý hoặc do các cơn đau lan từ vùng lưng dưới lan đến mông. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau mông khi mang thai:
Đau mông khi mang thai do bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị phình to và sưng ở hậu môn hoặc trực tràng. Thông thường, bà bầu dễ bị trĩ hơn là do tử cung ngày một lớn sẽ tạo thêm áp lực lên hậu môn và trực tràng. Với những bà bầu hay phải đứng lâu thì tình trạng đau mông càng nghiêm trọng.
Đau chuyển dạ/ co thắt tử cung
Mỗi người sẽ có cơn đau chuyển dạ khác nhau. Một số người bị co thắt ở bụng và lưng, có thể lan đến mông. Bản chất của cơn đau cũng có thể thay đổi. Một số người cảm thấy co thắt trong khi những người khác có thể cảm thấy đau căng, đau liên hồi hoặc đau nhói.
Các cơn co thắt Braxton-Hicks có thể gây khó chịu, nhưng chúng thường không gây đau. Nếu các cơn co thắt này gây đau mông khi mang thai, bạn hãy hỏi bác sĩ.
Đau mông khi mang thai do đau đai hông
Cứ 5 người mang thai lại có 1 người bị đau đai hông. Kiểu đau này xảy ra khi trọng lượng của thai nhi và các chuyển động liên quan đến thai kỳ trong vùng chậu bắt đầu tăng lên và gây đau vùng chậu.
Nhiều thai phụ cũng bị đau ở mông vì nguyên nhân này. Các triệu chứng khác như cảm giác đau âm ỉ hoặc phát ra tiếng trong vùng chậu, cơn đau tăng lên khi di chuyển.
Mặc dù đau vùng chậu rất khó chịu, nhưng nó không gây hại cho thai nhi và bạn vẫn có thể sinh con bình thường, kể cả việc sinh qua ngả âm đạo (sinh thường).
Đau mông khi mang thai do đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng xảy ra khi có áp lực đè lên dây thần kinh hông chạy từ mông xuống chân. Mang thai có thể làm cho dây thần kinh này bị kích thích hoặc viêm. Tử cung ngày càng lớn cũng có thể gây thêm áp lực lên dây thần kinh này.
Ở tam cá nguyệt thứ ba, sự thay đổi của ngôi thai có thể tạo áp lực trực tiếp lên dây thần kinh trong vùng mông. Điều này có thể gây đau mông khi mang thai. Bạn cũng có thể cảm thấy nóng rát ở lưng, mông và chân. Một số phụ nữ cũng bị đau nhói kéo dài xuống chân.
Đau mông khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau mông là triệu chứng mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải do tăng cân quá nhanh, thai nhi càng lớn và do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Trên thực tế, có mẹ bầu đau 1 bên mông trái nhưng cũng có mẹ bầu đau 1 bên mông phải. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó có thể gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn bị đau mông đi kèm với các triệu chứng sau, bạn nên đi khám:
- Đau nhiều đến mức khiến bạn cảm thấy muốn bệnh
- Bạn mất quá nhiều máu
- Bạn bị chảy dịch âm đạo hoặc rỉ nước tiểu
- Bạn tiêu/tiểu không tự chủ
- Cơn đau không giảm xuống
Bà bầu bị đau mông phải làm sao?
Tìm hiểu thêm: 4 dấu hiệu của một người ái kỷ có thể bạn từng gặp
>>>>>Xem thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu đầu tiên của đau khớp ngón tay để điều trị
Điều trị nội khoa
Có khoảng 14% phụ nữ mang thai phải uống thuốc giảm đau nhóm opioid để điều trị tình trạng này, ví dụ như oxycodone và hydrocodone. Thường thì bạn sẽ dùng các thuốc này trong một tuần hoặc ít hơn.
Nếu cơn đau hông không đáp ứng với các thuốc không kê toa và biện pháp điều trị tại nhà, bác sĩ có thể cân nhắc kê thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc này cũng nên hạn chế để làm giảm khả năng thuốc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Điều trị tại nhà
Nếu cơn đau mông khi mang thai là do bệnh trĩ, bạn có thể thử các cách điều trị tại nhà sau để giảm bớt sự khó chịu:
- Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm.
- Sử dụng nước cây phỉ (witch hazel). Nhỏ vài giọt vào băng vệ sinh, mang băng hàng ngày để giảm viêm.
- Đừng ngồi hoặc đứng quá lâu. Điều này sẽ tạo thêm áp lực lên hậu môn. Nằm nghiêng có thể giúp giảm áp lực.
- Uống nhiều nước mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ táo bón, giúp bạn đi tiêu dễ hơn.
- Ăn nhiều chất xơ. Một chế độ ăn nhiều chất xơ với thực phẩm nguyên hạt, trái cây và rau giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
Bạn cũng có thể xin ý kiến bác sĩ về các loại kem hoặc chất làm mềm phân để giảm đau và biến chứng liên quan đến bệnh trĩ.
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ bầu mẹo giảm đau thắt lưng khi mang thai
Điều trị đau vùng chậu
Đối với những cơn đau mông khi mang thai liên quan đến đau thần kinh hông hoặc đau vùng chậu, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Đau mông khi mang thai thường sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể tiếp tục bị bệnh trĩ sau sinh. Bạn có thể hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị khác mà bạn có thể sử dụng để giảm tần suất đau mông.