Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau nhức đầu gối là tình trạng không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ vẫn có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu gối, chẳng hạn như tổn thương sụn đầu gối, dây chằng, gân hoặc các mô cơ khác.

Bạn đang đọc: Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về triệu chứng đi kèm với đầu gối đau nhức, nguyên nhân và các biện pháp điều trị đau nhức xương khớp gối.

Các triệu chứng đi kèm với đau nhức đầu gối

Khớp đầu gối là khớp lớn nhất và chịu sức căng nhiều nhất trong cơ thể. Đây là một hệ thống phức tạp cấu thành từ xương, sụn, dây chằng, gân và cơ, chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng và phối hợp chuyển động của cả cơ thể.

Đầu gối là bộ phận tham gia vào rất nhiều thao tác trong đời sống sinh hoạt như bước, đi bộ, đứng lên và ngồi xuống. Việc thường xuyên sử dụng khớp gối cũng khiến tình trạng đau nhức đầu gối dễ dàng xảy ra.

Ngoài đầu gối bị đau nhức, bạn còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm khác như:

  • Đầu gối sưng tấy, đỏ
  • Cứng khớp
  • Có cảm giác ấm nóng
  • Không thể co duỗi đầu gối một cách bình thường
  • Có tiếng lục cục trong khớp gối khi cử động
  • Cảm giác đầu gối yếu sức, đặc biệt là sau khi trải qua hoạt động với cường độ cao.

Những dấu hiệu này có thể xảy ra đột ngột nhưng cũng có thể âm ỉ trong thời gian dài.

Vì sao bạn bị đau nhức đầu gối?

Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Đau nhức đầu gối thường là kết quả của quá trình lão hóa và liên tục bị mài mòn, tạo căng thẳng trên khớp gối (chẳng hạn như viêm khớp). Ngoài ra, tình trạng này có thể xuất phát từ chấn thương hoặc các chuyển động đột ngột làm căng đầu gối. Phổ biến nhất là:

Đau đầu gối do dây chằng hoặc cơ đầu gối bị căng hoặc bong gân

Căng hoặc rách dây chằng, cơ thường do một lực mạnh tác động vào đầu gối hoặc vặn đầu gối đột ngột. Các triệu chứng bao gồm sưng, đau nhức đầu gối và đi lại khó khăn.

Rách sụn chêm

Các chấn thương ở đầu gối có thể làm rách sụn chêm (các miếng mô liên kết có nhiệm vụ giảm xóc và tăng cường sự ổn định cho khớp gối). Tình trạng này có thể đi kèm với bong gân.

Đau nhức xương khớp gối do viêm khớp

Viêm gây đau nhức đầu gối phổ biến là viêm khớp do thoái hóa khớp gối. Đây là quá trình thoái hóa, trong đó sụn khớp dần dần bị mài mòn. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các bao hoạt dịch, sụn và xương; gây cứng khớp mạn tính và khiến người bệnh khó chịu, đau nhức đầu gối âm ỉ, hạn chế khả năng vận động.

Có nhiều loại viêm khớp gối bao gồm: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, giả gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống.

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức đầu gối. Tình trạng này thường xảy ra trong các môn thể thao, chẳng hạn như bóng rổ (người bệnh phải nhún đầu gối sau đó nhảy lên làm căng gân).

Viêm lồi củ trước xương chày (Osgood Schlatter)

Bệnh viêm lồi củ trước xương chày hay gặp ở các trẻ độ tuổi đang phát triển, tham gia nhiều vào các hoạt động thể thao. Bệnh thường tự khỏi sau khi xương của trẻ ngừng phát triển.

Viêm lồi củ trước xương chày là do chấn thương bởi sự kéo giãn quá mức của gân xương bánh chè tại điểm bám của nó vào đầu xương không chắc chắn ở trẻ em, dẫn tới các gãy xương vi mô.

Triệu chứng thường là đau, sưng và căng vùng phía trên lồi củ chày tại vị trí bám vào của gân xương bánh chè. Đau thường tăng hơn khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một đầu gối. Triệu chứng có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng và có thể tái phát cho đến khi bé ngừng phát triển.

Các vấn đề khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, đầu gối đau nhức có thể do:

  • Một số vấn đề về cơ học như lỏng lẻo khớp gối, hội chứng dải chậu chày, trật khớp xương bánh chè, đau hông hoặc chân gây ra nhức chân từ đầu gối trở xuống.
  • Hội chứng đau xương bánh chè.

Làm thế nào điều trị đau nhức đầu gối hiệu quả?

Tìm hiểu thêm: Dưỡng lông mày bằng vaseline có giúp lông mày rậm không?

Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

Nếu đau nhức đầu gối trở thành tình trạng mạn tính, người bệnh cần được hỗ trợ y tế bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp tại nhà.

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp y tế

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán cụ thể và mức độ của các triệu chứng đau, chẳng hạn như:

  • Vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập kéo giãn, tập vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng nhằm khôi phục khả năng vận động, sức mạnh và độ ổn định cho đầu gối. Bác sĩ sẽ đánh giá dáng đi, dáng chạy và các vấn đề về cơ xương khác của người bệnh. Từ đó, họ phát triển một kế hoạch phục hồi phù hợp nhất.
  • Thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến viêm, gây đau nhức đầu gối.
  • Phẫu thuật. Nếu triệu chứng đau không đáp ứng với thuốc hoặc các biện pháp khắc phục khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án phẫu thuật, phổ biến nhất là nội soi khớp gối.
  • Điều trị bằng Y học cổ truyền. Bác sĩ Y học cổ truyền có thể thực hiện điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền và các phương pháp không dùng thuốc Y học cổ truyền (châm cứu, chườm ngải, xoa bóp, bấm huyệt,…)

Điều trị đau nhức đầu gối bằng biện pháp tại nhà

Đau nhức đầu gối là bệnh gì, làm sao để điều trị hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Các loại trái cây bổ máu là gì? 10 hoa quả bổ máu nên ăn thường xuyên

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên khoa trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp tại nhà sau đây để làm thuyên giảm và ngăn ngừa đau nhức xương khớp gối và bảo vệ chức năng đầu gối:

  • Duy trì cân nặng vừa phải. Thừa quá nhiều cân có thể tạo thêm áp lực lên đầu gối, gia tăng nguy cơ mắc chấn thương. Ngoài mục đích thẩm mỹ, bạn hãy duy trì mức cân nặng hợp lý (theo chỉ số BMI) để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp nói chung và chức năng đầu gối nói riêng.
  • Tập thể dục với mức độ vừa phải. Nếu tham gia các môn thể thao mang tính cạnh tranh, đối kháng hay phải luyện tập thường xuyên, hãy đảm bảo các kỹ thuật và chuyển động của bạn không làm đầu gối luôn trong tình trạng căng thẳng. Nếu có thể, hãy phối hợp với huấn luyện viên chuyên nghiệp để các thao tác được chính xác, đúng kỹ thuật, ngăn ngừa chấn thương.
  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ khớp. Ngoài các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ thể dục thể thao chuyên dụng, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp, giúp giảm các triệu chứng đau nhức. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho khớp, đặc biệt là khớp gối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *