Đau thần kinh tọa: làm thế nào để chẩn đoán chính xác?

Đau thần kinh tọa: làm thế nào để chẩn đoán chính xác?

Thần kinh toạ là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể chạy thắt lưng, qua hai chân và kết thúc ngay dưới đầu gối. Đau thần kinh tọa không chỉ là một tình trạng mà còn là triệu chứng bệnh của các vấn đề tại dây thần kinh tọa. Mặc dù đau thần kinh tọa đôi khi giống như đau lưng nói chung, tuy nhiên nó không chỉ giới hạn ở phần lưng mà ở toàn bộ phần dưới của cơ thể. Cơn đau có thể chỉ đau nhẹ cũng có khi đau rất nhiều, thậm chí ngồi càng lâu thì lại càng đau. Khi có những triệu chứng này, mọi người nên đến bệnh viện để được hỗ trợ các thiết bị đặc hiệu nhằm chẩn đoán đau thần kinh tọa.

Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa: làm thế nào để chẩn đoán chính xác?

Khi cơn đau nặng hơn và kéo dài nhiều tháng, bạn nên tìm đến bác sĩ của mình để được chẩn đoán và điều trị.

Bác sĩ chẩn đoán chứng đau thần kinh tọa như thế nào?

Trước khi tham gia vào các bài kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ có thể kiểm tra sức mạnh cơ bắp và phản xạ của bệnh nhân. Ví dụ, họ có thể yêu cầu bạn đi bằng ngón chân hoặc gót chân, đứng dậy từ vị trí ngồi xổm hoặc nhấc chân của bạn lên và giữ một thời gian trong khi nằm ngửa để xem bạn có bị đau hay không. Đau thần kinh tọa làm cho các hoạt động này khó khăn hơn với bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các kiểm tra hình ảnh bổ sung để xác định đau thần kinh tọa.

X-quang

Xét nghiệm hình ảnh phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán đau thần kinh tọa là X-quang. Thoát vị đĩa đệm hay bất kỳ dấu hiệu quá phát của xương (gai đốt sống) có thể đè lên dây thần kinh sẽ hiển thị trên X-quang. Tuy nhiên, bình thường X-quang sẽ không thể cho thấy tổn thương dây thần kinh tọa.

Chụp MRI, đo EMG, chụp CT scan để xác định vị trí đau thần kinh tọa

Phương pháp MRI sử dụng một nam châm từ tính và các sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang của lưng. Một hình ảnh chụp MRI sẽ cung cấp các chi tiết về xương và mô mềm như các đĩa đệm thoát vị. CT scan cũng được sử dụng để tạo hình ảnh cột sống. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào ống tủy sống của bệnh nhân trước khi phóng tia X. Sau đó thuốc sẽ lưu thông xung quanh tủy sống và dây thần kinh cột sống, những phần này sẽ có màu trắng trên hình quét.

Xét nghiệm khác có thể kể đến là đo điện cơ (EMG) dùng để đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và các phản ứng của cơ. Xét nghiệm này có thể xác định sự chèn ép dây thần kinh gây ra bởi đĩa đệm thoát vị hay hẹp ống sống (hẹp cột sống).

Nếu bạn bị đau thần kinh toạ, dù có quyết định sử dụng phương pháp điều trị nào đi nữa thì bạn cũng nên tìm đến các bệnh viện và trung tâm y tế, nơi có những thiết bị y tế đặc hiệu, để được chẩn đoán bệnh đúng cách và hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo video dưới đây với các động tác thể dục giúp giảm đau thần kinh tọa.

>>>>>Xem thêm: 8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *