Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Vai là khớp linh hoạt nhất trong cơ thể người và liên quan đến hầu hết mọi hoạt động hàng ngày. Vì vậy, thật dễ hiểu tại sao bạn muốn “tống khứ” cơn đau vai ngay lập tức.

Bạn đang đọc: Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Vậy nếu những cơn đau vai kéo dài bạn nên làm gì? Đâu là thời điểm thích hợp để bận gặp bác sĩ và điều trị dứt điểm các cơn đau? Hãy để Kenshin giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Sơ lược về cấu trúc của vai

Để hiểu hết nguyên nhân đau vai và cách điều trị, trước tiên bạn nên biết sơ bộ về cấu trúc của vai.

Vai có rất nhiều cấu trúc giải phức tạp, giúp vai có khả năng hoạt động linh hoạt. Vai bao gồm ba xương: xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Phần đầu trên của xương cánh tay (có hình dạng giống như quả bóng) khớp vào một hốc nông (ổ chảo) trên xương bả vai. Trong khi các dây chằng giữ cho “quả bóng” nằm trong hốc, thì các cơ chóp xoay (cũng bao phủ phần xương cánh tay) cho phép bạn nâng và xoay cánh tay. Nếu có vấn đề nào với bất kỳ phần nào của nhóm cấu trúc này có thể khiến bạn bị đau vai.Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Đau vai là bệnh gì?

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn bị đau vai và triệu chứng cụ thể trong từng trường hợp. Cùng theo dõi nhé!

1. Đau bên ngoài vai

Nguyên nhân thường thấy nhất của cơn đau ngoài vai là do gặp vấn đề về các cơ chóp xoay.

Vấn đề về các cơ chóp xoay

Có 4 cơ chóp xoay rất quan trọng để di chuyển vai bình thường. Có ba vấn đề chính của cơ chóp xoay:

  • Viêm bao hoạt dịch và viêm gân chóp xoay xảy ra khi túi hoạt dịch (một khoang chứa đầy chất lỏng) và gân (kết nối các cơ vai của bạn với xương cánh tay của bạn) bị viêm.
  • Rách chóp xoay xảy ra khi các gân cơ chóp xoay tách rời khỏi xương.
  • Bạn thường gặp đau cơ vai khi thực hiện các hoạt động như với, chạm hoặc ném. Ngoài ra, cơn đau ở sâu trong vai thường nặng hơn hoặc xảy ra vào ban đêm. Nó có thể làm bạn bị thức giấc hoặc khó ngủ.

    Đông cứng vai

    Còn được gọi là “viêm dính bao khớp vai”, là một tình trạng thường gặp. Triệu chứng là khớp bị cứng và đau dai dẳng hoặc không thoải mái khi đưa tay về phía sau lưng hay qua đầu. Bất kỳ cơn đau vai nào cuối cùng cũng dẫn tới đông cứng vai nhưng phổ biến nhất là viêm gân cơ chóp xoay.

    Cuối cùng, bệnh nhân bị đau khớp vai do đông cứng sẽ giảm phạm vi vận động.

    Tìm hiểu thêm: Nhau cài răng lược là gì, điều trị ra sao?

    Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

    Hội chứng chèn ép

    Hội chứng chèn ép xảy ra khi mỏm cùng vai chèn lên mô mềm bên dưới lúc bạn dạng vai. Khi bạn dạng vai, mỏm cùng vai chà xát lên túi hoạt dịch và gân cơ chóp xoay bên dưới, có thể dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân và rách gân cơ chóp xoay, gây ra đau và giới hạn vận động vai.

    Viêm gân vôi hóa  

    Đây là tình trạng các tinh thể canxi lắng đọng trong gân, phổ biến nhất là trong các gân cơ chóp xoay. Triệu chứng thường gặp là đau vai từ từ tăng lên, nặng hơn vào ban đêm và khi đưa tay qua đầu. Bạn có thể có từng đợt đau dữ dội khi canxi giải phóng ra mô xung quanh.

    Một số người sẽ phát triển đau vai thành mãn tính nhưng cũng có người sẽ tự hết triệu chứng sau hơn 3–6 tháng.

    2. Đau vai trước

    Đau ở phía trước vai thường liên quan đến gân cơ nhị đầu, gắn sâu bên trong vai.

    Viêm gân cơ nhị đầu

    Những người bị viêm gân nhị đầu thường bị đau dần dần ở phía trước vai, vùng rãnh cơ nhị đầu. Cơn đau thường nặng hơn khi bạn nâng tay lên xuống, xách túi nặng hoặc các hoạt động đưa tay qua đầu; đau nặng hơn về đêm. Bên cạnh đó, khi vai quay vòng cung sẽ phát ra tiếng click.

    Đứt gân nhị đầu

    Đau vai do đứt gân nhị đầu là tình trạng nghiêm trọng. Bạn nghe thấy tiếng “pop” đột ngột cùng với một cơn đau dữ dội, đột ngột. Ở mắt trước khuỷu tay, vùng vai đó sưng lên và bầm tím.

    Tổn thương SLAP

    Rách sụn viền phía trên từ trước ra sau (thường được gọi là tổn thương SLAP) là một dạng đặc biệt của rách sụn viền ổ chảo. Nguyên nhân phổ biến nhất là bạn chống tay khi té ngã. SLAP rất phổ biến ở những vận động viên phải ném cao qua đầu (ví dụ như bóng chày) hoặc công nhân thực hiện các động tác tay qua đầu lặp đi lặp lại.

    Các triệu chứng có thể bao gồm một cơn đau vai ở sâu bên trong, khi vận động thấy vướng và có tiếng kêu răng rắc.

    Thoái hóa khớp vai

    Với thoái hóa khớp vai, bệnh nhân thường có một cơn đau vai sâu hoặc một cơn đau ở phía trước của vai, kết hợp với cứng vai. Điều này khiến họ bị hạn chế vận động.

    Thoái hóa khớp vai khá ít gặp, thường do một chấn thương ở cánh tay, cổ hoặc vai xảy ra nhiều năm trước đó.

    3. Đau ở phần trên vai

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở phần trên vai là bất thường của khớp cùng đòn. Gồm có:

    Viêm khớp cùng đòn

    Viêm khớp vai ít gặp hơn viêm khớp gối và hông, nhưng nếu trở nặng thì có thể phải phẫu thuật thay khớp. Viêm khớp cùng đòn có thể gây ra gai xương, làm xương sụn trở nên sần sùi. Vì vậy, khớp vai có cảm giác kẹt rít, đặc biệt là khi đưa tay qua đầu hoặc chéo ngang ngực.

    Trật khớp cùng đòn

    Những người bị trật khớp cùng đòn thường do té ngã đập vai, gây tổn thương các dây chằng của khớp cùng đòn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà đầu ngoài xương đòn có thể nhô hẳn lên.

    Hoại tử hủy đầu ngoài xương đòn

    Tình trạng này không phổ biến, thường gặp nhất ở những vận động viên cử tạ hoặc ở những người phải liên tục nhấc hoặc mang vật nặng.

    4. Đau cả vai

    Vai của bạn phụ thuộc vào độ chắc của gân, dây chằng và cơ bắp để giữ cho nó ổn định. Nếu các mô trở nên lỏng lẻo hoặc bị rách, bạn có thể bị mất vững khớp vai hoặc trật khớp.

    Mất vững khớp vai

    Mất vững khớp vai là do sự liên kết của khớp lỏng lẻo. Sự mất vững có thể từ một chấn thương (trật khớp) hoặc do sử dụng khớp vai quá mức. Bạn có hể cảm thấy vai như muốn rời ra.

    Một số người bị mất vững đa chiều, thường là vận động viên nữ trẻ. Họ thấy vai không được giữ chặt ở vị trí vốn có (bán trật khớp vai), khiến nó chuyển động quá mức.

    Trật khớp vai

    Trật khớp vai là một chấn thương xảy ra khi đầu trên xương cánh tay rời khỏi ổ chảo xương bả vai. Nếu bạn đã bị trật khớp vai 1 lần thì dây chằng giữ vai đúng vị trí có thể bị tổn thương và vai có xu hướng bị trật lại.

    Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?

    Đau vai: Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

    >>>>>Xem thêm: Giải đáp: Ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng và tại sao?

    Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra đau vai hay cách điều trị cụ thể cho tình trạng của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ.

    Bên cạnh đó, hãy đi khám nếu như bạn:

    • Không có khả năng mang vác hoặc sử dụng cánh tay
    • Bị chấn thương gây biến dạng khớp
    • Đau ở vai xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi
    • Đau vai kéo dài sau vài ngày
    • Không có khả năng nâng cánh tay
    • Sưng hoặc bầm tím đáng kể xung quanh khớp hoặc cánh tay
    • Dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt, nóng, đỏ da
    • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác đi kèm với đau vai như đau bụng hoặc khó thở

    Chẩn đoán và điều trị đau vai

    Vì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau ở vai, nên bác sĩ cần làm nhiều bước để chẩn đoán thích hợp cho bạn.

    1. Thăm khám lâm sàng

    Sau khi xem xét các triệu chứng và hỏi tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng vai. Họ sẽ ấn vào những vùng khác nhau trên vai để tìm điểm đau nhói hoặc biến dạng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức mạnh cánh tay và biên độ vận động vai của bạn.

    Họ có thể chỉ định các nghiệm pháp đặc biệt để tìm ra nguyên nhân gây đau vai và các vấn đề khác. Ngoài ra, để loại trừ các nguyên nhân không liên quan đến đau ở vai, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các vùng khác trên cơ thể như cổ hoặc bụng.

    2. Chẩn đoán hình ảnh

    Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh để xác nhận chẩn đoán.

    • X-quang: X-quang vai có thể phát hiện bất kỳ chấn thương trong xương khớp vai, cũng như tìm kiếm dấu hiệu gai xương, điều đó có thể gợi ý chẩn đoán thoái hóa khớp.
    • MRI: MRI (chụp cộng hưởng từ) phần vai cung cấp hình ảnh chi tiết về gân, dây chằng và các cơ xung quanh khớp vai. Ví dụ như thông tin về vị trí, kích thước của rách gân cơ chóp xoay.
    • EMG (electromyogram): Đo điện cơ để đánh giá chức năng của các dây thần kinh và có thể loại trừ nguyên nhân do bệnh lý rễ cổ.
    • Nội soi khớp vai: Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể quan sát khớp của bạn bằng camera để nhìn thấy tổn thương mô mềm mà không phát hiện ra khi khám lâm sàng, X-quang và các nghiệm pháp khác. Ngoài giúp tìm nguyên nhân gây ra đau vai, nội soi có thể điều trị luôn nguyên nhân gây đau.

    3. Các chẩn đoán khác

    Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đau vùng vai và đưa ra chẩn đoán bạn bị đau vai. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng. Đau ở vùng vai chung chung khó xác định vị trí, có thể liên quan đến vấn đề không phải do cơ xương, như thoát vị đĩa đệm ở cổ hoặc bệnh túi mật. Đáng lo ngại hơn, đau vai có thể là một triệu chứng của một cơn nhồi máu cơ tim hoặc chảy máu từ gan hoặc lá lách.

    Nếu bác sĩ tin rằng cơn đau vai của bạn do nguyên nhân khác hoặc để đảm bảo rằng không bỏ lỡ chẩn đoán đe dọa tính mạng, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm khác nhau. Ví dụ như điện tâm đồ (ECG) nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim, trong khi siêu âm bụng có thể được yêu cầu nếu nghi ngờ bệnh túi mật.

    Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau vai thường phức tạp và không đơn giản như bạn nghĩ. Tốt nhất là bạn hãy đến đúng bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán cho bạn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *