Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số tình trạng đau lưng có thể liên quan đến bệnh ung thư, chẳng hạn như đau vùng lưng sau phổi có khả năng là dấu hiệu của ung thư phổi. Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?
Nội Dung
Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?
Đau lưng là một tình trạng rất thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là do ngồi sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, mang vác vật nặng hoặc là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. Đau vùng lưng sau phổi cùng với đau mỏi vai gáy đều có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư phổi. Nhiều người đang sống chung với căn bệnh ung thư phổi sẽ bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong ngày khi mắc bệnh.
Phổi của chúng ta là cơ quan lớn, phức tạp và quan trọng thường được bảo vệ bởi khung xương sườn. Trong một số trường hợp, ung thư phổi có thể làm viêm màng phổi hoặc khối u phát triển lớn, đè lên cột sống gây đau lưng, vai, cổ hoặc một bên.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau lưng không phải do ung thư phổi nhưng đối với một số người cơn đau vùng lưng sau phổi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, khi khối u trong phổi đã tiến triển và di căn. Theo nghiên cứu, khoảng 25% người bệnh ung thư phổi cảm thấy đau sau lưng vùng phổi.
Bên cạnh đó, đau lưng cũng có khả năng phát sinh như một tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư.
Triệu chứng ung thư phổi phổ biến
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng đau vùng lưng sau phổi là dấu hiệu liên quan đến ung thư phổi, hãy để ý một vài triệu chứng khác của bệnh có xuất hiện hay không, như:
- Ho dai dẳng
- Đau ngực liên tục
- Ho ra máu
- Khó thở, khò khè
- Khàn tiếng
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Viêm phổi mạn tính hoặc viêm phế quản
- Sưng ở vùng cổ và mặt
- Mất cảm giác ngon khi ăn
- Sụt cân.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
Khi hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn sẽ dễ dàng xác định cơn đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không. Khả năng mắc phải ung thư phổi tăng lên khi bạn có lối sống không lành mạnh và sự tiếp xúc lâu dài với các yếu tố như:
Hút thuốc lá
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông báo hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Hút thuốc liên quan đến 80–90% người bị ung thư phổi.
Hít khói thuốc lá
Theo CDC, mỗi năm ở Mỹ có đến 7.300 ca tử vong do ung thư phổi mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc hít phải khói thuốc lá bị động ở những người không hút thuốc.
Tiếp xúc với khí radon
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã xác minh khí radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi. Khí radon gây ra khoảng 21.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm.
Tiếp xúc với các chất gây ung thư
Một số chất như amiăng, asen, crom và khí thải diesel có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi và phát triển triệu chứng đau vùng lưng sau phổi.
Bạn nên thăm khám tầm soát ung thư phổi khi nào?
Tìm hiểu thêm: Tắc ống dẫn tinh: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa
Nếu bạn lo lắng và không biết đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không, hãy đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên môn.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, tiến hành tầm soát ung thư phổi bằng việc kiểm tra sức khỏe thể chất tổng quát, xét nghiệm sinh hóa hay tiến hành các xét nghiệm hình ảnh.
Trường hợp bạn bị chẩn đoán mắc ung thư phổi, việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào loại, giai đoạn và mức độ tiến triển bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật
- Hóa trị
- Xạ trị
- Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)
- Liệu pháp miễn dịch
- Điều trị bằng thuốc.
Hiểu đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu bệnh để biết cách ngăn ngừa ung thư phổi lan rộng
Đối với bất kỳ bệnh ung thư nào, phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ tăng cơ hội chữa trị khỏi bệnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ung thư phổi có rất ít triệu chứng để có thể nhận biết trong giai đoạn đầu, khi tình trạng đau vùng lưng sau phổi xảy ra thì rất có thể bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Thông thường, bác sĩ chỉ vô tình phát hiện dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu khi đang thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như trong lúc chụp X–quang lồng ngực khi bạn bị gãy xương sườn.
Một trong những cách giúp phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu là tầm soát ung thư phổi định kỳ nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chuyên gia khuyến cáo những người trong độ tuổi từ 55–80, có tiền sử hút thuốc nên tiến hành tầm soát ung thư phổi hàng năm dưới hình thức chụp cắt lớp điện toán (CT) phổi liều thấp.
>>>>>Xem thêm: Vạch trần 5 dạng nhiễm trùng gây đau mắt ở trẻ sơ sinh
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi bằng cách thực hiện những thói quen sau:
- Không hút thuốc hoặc ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt
- Tránh hít phải khói thuốc bị động
- Kiểm tra và khắc phục nếu trong nhà phát hiện có khí radon
- Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư tại nơi làm việc (đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ)
- Có một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều rau, củ, trái cây
- Luyện tập thể dục đều đặn.
Kết luận
Khi bạn cảm giác cơn đau vùng lưng sau phổi và nghi ngờ có thể liên quan đến ung thư phổi, hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ sớm nhất có thể. Phát hiện và được chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị và hồi phục hiệu quả hơn rất nhiều.