Bạn đang đọc: Dạy con nói lời xin lỗi: Tưởng dễ mà không dễ
Khi bé của bạn đánh nhau hay đặc biệt là gây nhau với người khác, bố mẹ liền yêu cầu bé xin lỗi ngay. Nhưng hầu hết các bé đều kháng cự trong sự thuyết phục bất lưc của bố mẹ.
Nội Dung
Yêu cầu trẻ xin lỗi ngay lập tức có đúng?
Theo các nhà tâm lí học, ép buộc trẻ xin lỗi gây hại nhiều hơn lợi. Bởi vì nếu bạn bạn thử hỏi thật con mình xem trẻ cảm thấy thế nào, bé sẽ nói cho bạn biết điều này thật là vô lý.
“ Con đang cảm thấy tức giận. Con ghét phải xin lỗi. Ba mẹ làm vậy khiến con cảm thấy bực mình hơn”.
“ Con không thích nghe anh nói lời xin lỗi vì bố mẹ yêu cầu anh phải làm chứ không phải thật lòng anh muốn vậy. Điều này chỉ làm con bực mình thêm nữa”.
“ Xin lỗi khi bản thân không thực sự chân thành thì chẳng khác nào nói dối”.
Ép buộc con nói lời xin lỗi không những là một bài học sai lầm mà còn không thực sự giải quyết vấn đề. Nhiều thập kỷ nghiên cứu về mối quan hệ lãng mạn trong tình yêu cũng cho thấy rằng khi một một người trong hai vợ chồng cảm thấy bị buộc phải xin lỗi người kia trước thì lời nói ra cũng không giúp cải thiện được mối quan hệ. Các nhà tâm lý khi nói về cách nuôi dạy con tin rằng điều này cũng đúng đối với trẻ em khi nói xin lỗi với bạn bè và anh chị em.
Thay vào đó bạn nên dạy con điều gì?
Tập trung vào việc giúp đỡ trẻ giao tiếp hơn là lời xin lỗi kiểu hình thức
Nếu bạn chọn cách giúp đỡ trẻ em bày tỏ mong muốn và nhu cầu của chúng, lắng nghe chúng, và giải thích lại cho đúng những gì chúng nghe từ anh chị em mình. Trẻ sẽ bắt đầu hàn gắn mâu thuẫn ở một mức độ sâu hơn. Do đó, lời xin lỗi thường trở nên gần như không còn cần thiết nữa.
Chờ cho đến khi cơn giận đã lắng xuống
Nếu trẻ đề nghị xin lỗi, thì bạn hãy tôn trọng ý kiến của con. Nếu chúng vẫn có vẻ buồn bực, bạn nên đề nghị con xin lỗi lần nữa khi chúng thực sự chân thành. Bạn có thể nói với con câu tương tự như: Mẹ không yêu cầu con phải nói điều không đúng sự thật bởi vì theo mẹ nó không làm người khác nguôi ngoai cơn giận”.
Để trẻ em tự sửa chữa sai lầm
Điều này không có nghĩa là bắt con phải gánh chịu mọi hậu quả do con đã gây ra. Thay vào đó, bạn sẽ khuyến khích trẻ lựa chọn những gì trẻ có thể làm để cải thiện tình huống. Bạn có thể gợi ý cho trẻ những ý tưởng – viết một tấm thiệp thật đẹp, sửa chữa các đồ chơi bị hỏng.
Bố mẹ phải làm gương để con noi theo
Trẻ em học hỏi từ chúng ta làm thế nào để giải quyết xung đột. Vì vậy chúng ta phải chắc chắn lời xin lỗi của chúng ta là chân thành – chứ không phải qua loa, hình thức.Lời xin lỗi rất quan trọng khi trẻ có bất hòa. Tuy nhiên bố mẹ nên dạy con làm sao hiểu được ý nghĩa của việc xin lỗi thực lòng thay vì nói ra một cách qua quít, lấy lệ. Từ đó, trẻ có thể cẩn thận hơn trong suy nghĩ và lời nói.
Các bài viết liên quan:
>>>>>Xem thêm: 6 kiểu tóc cho bé gái không những đáng yêu mà còn dễ làm