Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

Dây rốn quấn cổ thai nhi là một trong những biến chứng thai kỳ thường gặp. Do đó, thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng hay thậm chí 3 -4 vòng là không hiếm gặp. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu tràng hoa quấn cổ sinh thường được không hay cụ thể là dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không? 

Bạn đang đọc: Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

Khi nhận được chẩn đoán thiên thần nhỏ đang gặp phải tình trạng dây rốn quấn quanh cổ, có rất nhiều bố mẹ tương lai sẽ vô cùng lo lắng. Đi kèm với đó, câu hỏi dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không cũng nhận được sự quan tâm bởi có những mẹ bầu muốn con được sinh thường tự nhiên thay vì đẻ mổ. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là như thế nào? Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dây rốn quấn cổ thai nhi là gì? 

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc dây rốn quấn cổ 2 vòng có sinh thường được không, cùng tìm hiểu tại sao lại có hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi.

Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi (tên dân gian là tràng hoa quấn cổ) nói về hiện tượng dây rốn quấn vào cổ của thai nhi một hoặc nhiều vòng, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Theo ước tính, tình trạng dây rốn quấn cổ hai vòng xảy ra ở khoảng 2 – 7% số ca sinh. 

Các nguyên nhân phổ biến khiến bé gặp phải tình trạng dây rốn quấn cổ bao gồm:

  • Dây rốn dài
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Thai nhi di chuyển nhiều
  • Dây rốn có cấu trúc bất thường
  • Có quá nhiều nước ối bao quanh bé (dư ối – polyhydramnios, đa ối)
  • Dây rốn thiếu thạch Wharton (một chất nhờn bao quanh dây rốn).

Thông thường, tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ được phát hiện nhờ siêu âm khi mẹ bầu khám thai định kỳ. Ngay cả khi bị dây rốn quấn quanh cổ, em bé vẫn có thể được chào đời một cách khỏe mạnh nếu như được theo dõi kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc bị dây rốn quấn cổ vẫn tiềm ẩn một vài nguy cơ nhất định đối với thai nhi, bao gồm nhịp tim bất thường hoặc bé phát triển kém.

Giải đáp thắc mắc: Dây rốn quấn cổ 2 vòng có sinh thường được không?

Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

Dây rốn quấn cổ 2 vòng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong lúc mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Thực tế việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng có sinh thường được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Số vòng, độ dài và mức độ căng của dây rốn: Nếu dây rốn quấn cổ lỏng lẻo và không gây áp lực lên cổ của bé cũng như được sự đồng ý của bác sĩ thì mẹ bầu có thể tiến hành sinh thường được. Ngược lại, nếu dây rốn quấn cổ chặt và gây thiếu oxy cho bé thì mẹ bầu nên sinh mổ để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng. 
  • Tình trạng của mẹ và bé: Khi có nền tảng sức khỏe tốt, không bị các bệnh lý như tiền sản giật, tiểu đường, huyết áp cao… mẹ bầu vẫn sẽ có cơ hội sinh thường. 
  • Sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng về phương án sinh nở cho mẹ bầu khi bé bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả siêu âm, khám thai định kỳ, đánh giá thai máy, nhịp tim của bé  và thể trạng người mẹ để xem xét tình trạng của bạn lẫn em bé. Nếu tiên lượng không có biến chứng gì xảy ra, bác sĩ sẽ cho phép mẹ bầu sinh thường. 
  • Nguy cơ chấn thương khi sinh do dây rốn quấn cổ thai nhi 

    Tìm hiểu thêm: Cấy ốc tai điện tử và những điều cần biết

    Dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, có nguy hiểm đến bé?

    >>>>>Xem thêm: Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

    Sau khi biết được dây rốn quấn cổ 2 vòng sinh thường được không, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu liệu các nguy cơ chấn thương nào có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ, chẳng hạn như: 

    • Thai chết lưu
    • Thai nhi có nhịp tim bất thường
    • Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung (IUGR) 
    • Ngạt chu sinh (HIE): Đây là một dạng tổn thương não ở trẻ sơ sinh do thiếu oxy và giảm lưu lượng máu đến não của trẻ vào hoặc gần thời điểm sinh (tức là ngạt khi sinh). 
    • Phân su trong nước ối: Nếu em bé đi tiêu lần đầu tiên khi còn trong tử cung, phân su có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ với trường hợp bé nuốt phải nước ối này (hội chứng hít phân su).

    Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có được câu trả  lời cho thắc mắc liệu dây rốn cổ 2 vòng có sinh thường được không. Bên cạnh đó, ​​mẹ bầu không nên quá lo lắng khi biết bé bị tràng hoa quấn cổ vì điều này không phải là hiện tượng hiếm gặp và không phải lúc nào cũng đặt bé vào tình huống nguy hiểm. 

    Vì vậy, hãy tuân theo lời khuyên của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe cho mình và bé cũng như không nên chữa trị dây rốn quấn cổ bằng các phương pháp dân gian hay tự ý làm theo những thông tin vô căn cứ trên mạng. Chúc bạn lẫn thiên thần nhỏ sẽ có một quá trình vượt cạn thuận lợi an toàn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *