Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết?

Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết?

Bạn đang đọc: Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết?

Vệ sinh ruột già sẽ rất có ích cho sức khỏe ruột và cơ thể. Trước khi bắt đầu vệ sinh ruột già, bạn cần phải có hiểu biết rõ ràng về những ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Ý nghĩa thực sự của việc vệ sinh ruột già

Một số người cho rằng có rất nhiều chất thải bị mắc kẹt vào thành ruột. Làm sạch ruột già là phương pháp giúp loại bỏ các độc tố và chất thải tích tụ theo thời gian từ thực phẩm chúng ta ăn, không khí chúng ta thở, nước chúng ta uống. Các chất này gây ra nhiều triệu chứng và các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, đầy bụng, da bị kích thích và tăng cân.

Có hai cách để làm sạch ruột già. Thứ nhất, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng hoặc các thực phẩm chức năng có tác dụng tương tự. Rất nhiều loại thuốc cũng như thực phẩm khác nhau (ví dụ như lá trà) giúp tống khứ các chất thải. Thếnhưng, tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp này là tiêu chảy và làm cho bệnh nhân khó chịu.

Cách thứ hai là thụt rửa bằng dung dịch. Các bác sĩ sử dụng một ống đưa vào trực tràng của một người, bơm một số loại dung dịch và sau đó để dung dịch cũng như các chất thải trong trực tràng sẽ chạy ra ngoài.

Vệ sinh ruột già có quan trọng không?

Các bác sĩ cho rằng cơ thể có những cơ quan cụ thể để giải phóng các chất có hại. Vì vậy, làm sạch ruột già để loại bỏ các độc tố là việc làm KHÔNG cần thiết và có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với phương pháp thụt rửa bằng dung dịch nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp ruột già không thể tự thải các chất cặn bã ra được hoặc bạn đang mắc một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến trực tràng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc làm sạch ruột cho bạn.

Tác dụng phụ của những phương pháp làm sạch ruột

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu các phương pháp làm sạch ruột có gây hại đến sức khỏe hay không. Tuy nhiên, trong một số tài liệu y học, việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, làm sạch ruột già có thể gây mất cân bằng điện giải do tiêu chảy. Nồng độ natri trong cơ thể giảm có thể gây choáng, và giảm nồng độ kali có thể khiến chân bị chuột rút hoặc nhịp tim bất thường.

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng một số thuốc làm sạch có nguồn gốc từ thảo dược có thể gây nhiễm độc gan, thiếu máu bất sản và rối loạn máu hiếm gặp.

Vệ sinh ruột già có thực sự loại bỏ độc tố khỏi cơ thể hoặc cải thiện sức khỏe không?

Hiện tại, không có nghiên cứu nào ủng hộ việc làm sạch ruột già để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, các chuyên gia cũng không chứng minh liệu việc làm sạch ruột già có thực sự loại bỏ được các chất cặn bã trong cơ thể hay không hoặc cũng không chứng minh được những lợi ích sức khỏe của việc loại bỏ chúng.

Làm sạch ruột già có thể giúp bạn giảm cân?

Người sử dụng các phương pháp làm sạch ruột già có thể mất một vài kí lô gram. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời do bạn bị mất nước và mất phân, không phải do bạn đang mất đi các chất béo tích tụ trong cơ thể.

Ai cũng có thể vệ sinh ruột già?

Một số bệnh nhân sẽ bị mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể do mắc bệnh tim hoặc bệnh thận trước đó. Bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa làm vệ sinh ruột già, ví dụ như người mắc chứng Crohn (viêm đường ruột), viêm loét đại tràng (viêm ở ruột già) và viêm túi thừa tái phát (viêm các túi nằm trên thành ruột già). Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh làm sạch ruột.

Vệ sinh ruột già có ảnh hưởng đến các vi khuẩn đường ruột không?

Có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trong ruột già, nên bất kỳ ảnh hưởng nào đến số lượng vi khuẩn này sẽ gây ra vấn đề rất lớn. Phương pháp làm sạch ruột già sẽ không bao giờ tiêu diệt tất cả các vi khuẩn. Nhưng các chuyên gia vẫn chưa chứng minh được là phương pháp thụt rửa bằng dung dịch có thể làm giảm số lượng vi khuẩn và làm mất cân băng môi trường vi sinh trong ruột.

Nói chung, phương pháp làm sạch ruột già, hoặc thụt rửa với dung dịch, thường không được khuyên dùng đối với những người hoàn toàn khỏe mạnh. Một số vấn đề về phương pháp này đến nay khoa học vẫn chưa giải thích và biết hết được. Vì vậy, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu để biết lợi ích thực sự của phương pháp này.

>>>>>Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *