Độc tố từ vết đốt của côn trùng có thể gây dị ứng. Theo thống kê, khoảng 1 – 3% người bị côn trùng đốt có biểu hiện nổi mề đay, mặt sưng phù hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, người bị dị ứng côn trùng đốt có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Dị ứng côn trùng đốt: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả
Vậy, làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu dị ứng do côn trùng đốt ngay từ đầu? Đâu là cách xử trí hiệu quả nhất? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nội Dung
Dị ứng do côn trùng đốt là gì?
Tình trạng hệ miễn dịch quá mẫn cảm với một số chất cụ thể gọi là dị ứng. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn những chất này như “những kẻ xâm lược” và sản sinh kháng thể IgE để đối phó.
Khi bạn lần đầu bị côn trùng đốt, hệ miễn dịch có thể chỉ tạo ra một lượng nhỏ kháng thể IgE nhắm vào nọc độc của côn trùng đó. Tuy nhiên, ở những lần bị đốt tiếp theo, phản ứng của kháng thể IgE sẽ nhanh hơn và mạnh hơn đáng kể. Quá trình này sẽ giải phóng một lượng lớn histamine và những hoạt chất gây viêm khác, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng côn trùng đốt.
Bạn có thể xem thêm:
Dị ứng với động vật và côn trùng: Những điều bạn cần biết
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Bị kiến cắn nổi mẩn đỏ, bị kiến cắn nổi mề đay hay côn trùng cắn nổi mề đay có phải là triệu chứng dị ứng côn trùng? Đâu là dấu hiệu nguy hiểm? Đáp án sẽ có ngay dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ!
Phản ứng dị ứng côn trùng đốt nhẹ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau tại vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng, bao gồm:
- Đau nhức khó chịu
- Bị côn trùng cắn nổi mẩn đỏ
- Một vết nhỏ giống mụn
- Sưng từ nhẹ đến vừa phải
- Ấm tại chỗ đốt
- Ngứa
Mặc dù không quá phổ biến nhưng phản ứng dị ứng côn trùng đốt nặng vẫn có thể kéo theo sốc phản vệ khi bị côn trùng đốt. Hãy lập tức đến bệnh viện nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
- Khó thở
- Tình trạng ngứa và phát ban đỏ lan rộng khắp cơ thể
- Sưng mặt, cổ họng hoặc bất kỳ phần nào của miệng hoặc lưỡi
- Thở khò khè hoặc khó nuốt
- Bồn chồn và lo lắng
- Mạch nhanh
- Chóng mặt hoặc đột ngột tụt huyết áp…
Những loại côn trùng nào có thể gây ra các phản ứng dị ứng?
Có ba họ côn trùng thường gây dị ứng côn trùng đốt nhất là:
- Vespid (Vespidae): ong vàng, ong bắp cày
- Các loại ong (Apidae): ong mật, ong vò vẽ, ong mồ hôi
- Các loại kiến (Formicidae): Dị ứng kiến cắn hay tinhf trạng bị kiến cắn nổi mề đay thường là do kiến lửa (thường gây sốc phản vệ). Tình trạng kiến cắn bị dị ứng cũng có thể xảy ra do kiến cắt lá gây ra (ít gây sốc phản vệ hơn).
Ngoài ra, tuy hiếm gặp nhưng vẫn có người bị dị ứng với những vết đốt từ muỗi, rệp hoặc ruồi trâu.
Bạn có thể xem thêm:
Bị bọ chét cắn có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng ngừa?
Điều trị dị ứng do côn trùng đốt
Tìm hiểu thêm: Đặt ống thông khí màng nhĩ – Quy trình thực hiện và những lưu ý
Bị côn trùng cắn nổi mề đay phải làm gì hay dị ứng với côn trùng cắn phải làm gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn hãy thực hiện các điều sau:
- Đối với trường hợp phản ứng dị ứng côn trùng đốt nhẹ, bạn sẽ cần loại bỏ ngòi (nếu có) ra khỏi vết thương trong vòng 30 giây nhằm giảm bớt lượng độc tố của côn trùng đi vào cơ thể. Sau đó, hãy rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước rồi thoa thuốc khử trùng. Bạn cũng có thể thoa thuốc mỡ dạng nhẹ như kem hydrocortisone hoặc kem dưỡng da calamine lên vết thương.
- Nếu khu vực quanh vết đốt bị sưng tấy, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng histamine có thể giúp giảm sưng, ngứa cũng như nổi mề đay. Tuy nhiên, cần lưu ý trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Ngoài ra, thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen cũng sẽ hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng dị ứng khó chịu. Mặc dù vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Với trường hợp dị ứng côn trùng đốt nghiêm trọng, bạn cần lập tức đến bệnh viện để được sơ cứu và tiêm thuốc epinephrine kịp thời. Ngay cả khi các biểu hiện đã có xu hướng thuyên giảm, bạn vẫn nên nhập viện để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra hướng giải quyết phù hợp, kịp thời nếu có bất kỳ biến chứng nào phát sinh ngoài ý muốn.
Phòng ngừa côn trùng đốt
>>>>>Xem thêm: Thuốc Osimert 80mg điều trị ung thư phổi
Một số cách có thể giúp bạn hạn chế bị côn trùng đốt như:
- Biết cách nhận biết tổ côn trùng để tránh chúng. Ong vàng thường làm tổ trong lòng đất, gò đất hoặc những khúc gỗ và tường cũ. Ong mật thường ở trong tổ ong. Ong bắp cày thường làm tổ trong bụi cây, cây cối và trong nhà.
- Mang giày và vớ khi ra ngoài trời.
- Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày khi ở khu vực nông thôn hoặc rừng cây.
- Tránh xịt nước hoa hoặc mang quần áo có màu sáng vì chúng có xu hướng thu hút côn trùng.
- Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hãy đảm bảo có người đi cùng nếu bạn đi dạo, chèo thuyền, bơi lội, chơi gôn hoặc làm những việc khác ngoài trời.
- Cân nhắc việc dùng cửa lưới cho cửa sổ và cửa ra vào ở nhà. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống côn trùng khi ở bên ngoài.
- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về dị ứng côn trùng đốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.