Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, mỹ phẩm và chất tẩy rửa có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Dị ứng hóa chất: Cẩn thận với sản phẩm bạn hay sử dụng
Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra dị ứng hóa chất cũng như cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau.
Nội Dung
Nguyên nhân gây dị ứng hóa chất
Dị ứng hóa chất xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các chất hóa học được xem là vô hại với con người. Các hóa chất này thường có trong những sản phẩm mà bạn tiếp xúc thường xuyên như chất tẩy rửa, nước hoa, thuốc nhuộm tóc và các mặt hàng chăm sóc cá nhân.
Dị ứng có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã từng sử dụng chúng trước đây. Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có rất nhiều chất gây dị ứng tiềm năng, bao gồm:
- Chất tạo mùi thơm trong xà phòng, nước hoa, chất khử mùi, kem dưỡng thể, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và khăn giấy
- Chất bảo quản và kháng khuẩn trong các dung dịch lỏng để giữ cho chúng không bị hư
- Các chất được thêm vào để làm đặc, tạo màu sản phẩm
- Các loại hóa chất trong thuốc nhuộm tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc khác
Triệu chứng dị ứng hóa chất
Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện trên da bạn trong 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn, trong vòng 5 ngày, chậm nhất là một tuần kể từ lúc tiếp xúc trực tiếp.
Các triệu chứng dị ứng hóa chất phổ biến nhất bao gồm:
- Đỏ da
- Da tróc vảy
- Phồng rộp da
- Ngứa rát từ nhẹ đến dữ dội
- Sưng mắt, mặt và vùng sinh dục
- Nổi mề đay
- Da nhạy cảm
- Da sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ
Tìm hiểu thêm: Uống thuốc tăng cân có tốt không? Cách uống an toàn và hiệu quả
Các triệu chứng có xu hướng biểu hiện nặng nhất ở khu vực tiếp xúc trực tiếp. Nếu bạn chạm vào chất gây dị ứng bằng ngón tay và sau đó đưa tay lên các bộ phận khác của cơ thể như mặt hoặc cổ, bạn cũng có thể gặp triệu chứng dị ứng ở những nơi này.
Một số tình trạng sức khỏe khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự như trên. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Quá trình chẩn đoán và theo dõi triệu chứng
Thông thường, bác sĩ chẩn đoán tình trạng dị ứng hóa chất bằng cách thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi về các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ được đề nghị đến gặp bác sĩ dị ứng để tiến hành xét nghiệm test áp bì. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ đặt một vài mẫu hóa chất lên lưng bạn và kiểm tra xem bạn có bị phát ban hay không.
Việc tự theo dõi các triệu chứng dị ứng cũng sẽ giúp quá trình chẩn đoán diễn ra dễ dàng hơn. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bạn đã làm gì trong 24 đến 48 giờ trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện
- Sản phẩm nào bạn đã sử dụng trước khi bị dị ứng
- Bạn đang dùng bao nhiêu sản phẩm và tần suất sử dụng chúng
- Vùng da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất (kể cả những nơi không có triệu chứng)
- Các triệu chứng bạn đã và đang có
- Các bệnh về da mà bạn từng gặp phải
>>>>>Xem thêm: Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Điều trị dị ứng hóa chất
Sau khi xác định được nguyên nhân của dị ứng, việc tốt nhất bạn nên làm là tránh tiếp xúc với bất kỳ sản phẩm nào có thành phần bao gồm hóa chất gây dị ứng.
Nếu vô tình tiếp xúc với nó, bạn cần rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước càng sớm càng tốt. Nếu bạn đang cầm hoặc bị dính chất gây dị ứng trên tay, hãy cố gắng để không chạm tay vào các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên tháo bỏ đồ trang sức và giặt sạch quần áo bị dính hóa chất gây kích ứng.
Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng, hãy chắc chắn rằng móng đã khô sơn trước khi bạn chạm vào da.
Trong trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể tự điều trị các triệu chứng bằng các loại thuốc không kê đơn như calamine lotion, thuốc kháng histamine hoặc thuốc mỡ cortisone.
Dị ứng hóa chất là điều rất dễ xảy ra trong trường hợp bạn thường xuyên sử dụng hóa mỹ phẩm. Nếu tình trạng dị ứng xảy ra nghiêm trọng và thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc theo toa để điều trị nếu cần thiết.
Dung Nguyễn / Kenshin.vn