Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Dị ứng xi măng là tình trạng không quá hiếm gặp và có thể gây nhầm lẫn với viêm da cơ địa do có một số dấu hiệu tương đồng. Người bị dị ứng với xi măng cần được điều trị sớm và đúng cách nhằm để tránh các tổn thương nghiêm trọng cho da. 

Bạn đang đọc: Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Trong bài viết này, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu các vấn đề về dị ứng với xi măng như dấu hiệu nhận biết, xi măng ăn tay phải làm sao hay cách chữa dị ứng xi măng và các phòng tránh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Dị ứng xi măng là gì?

Dị ứng xi măng (hay viêm da do tiếp xúc với xi măng) là tình trạng viêm da do thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng là xi măng.

Tình trạng dị ứng này thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân và các ngón tay, chân nên dân gian thường cho rằng bị xi măng ăn tay, bị xi măng ăn chân. Tùy vào mức độ tiếp xúc với xi măng và phản ứng của cơ thể mà tình trạng dị ứng diễn biến theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Có hai tình trạng viêm da do dị ứng xi măng:

  • Viêm da kích ứng: Xảy ra khi da tiếp xúc với xi măng trong thời gian ngắn. Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng sẽ nặng hơn và dẫn đến viêm da dị ứng.
  • Viêm da dị ứng: Đây là kết quả của việc da phải tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài hoặc do viêm da kích ứng mà không được điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng xi măng rất thường gặp, bởi dù việc tiếp xúc với xi măng ở mức độ nào, da cũng dễ bị viêm và tổn thương.
  • Dị ứng xi măng có những triệu chứng gì?

    Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

    Dị ứng với xi măng dễ nhận biết và có nhiều dấu hiệu tương tự với viêm da cơ địa, chẳng hạn như:

    • Nổi ban đỏ
    • Ngứa dữ dội
    • Da khô, nứt nẻ, bong tróc da tay (xi măng ăn tay) thành từng mảng
    • Da phồng rộp và chảy dịch vàng
    • Vùng da dị ứng sưng viêm, bỏng rát hoặc đau khi chạm vào…

    Có thể bạn quan tâm

    Dị ứng hóa chất: Cẩn thận với sản phẩm bạn hay sử dụng

    Dị ứng xi măng: Nguyên nhân do đâu?

    Nguyên nhân gây dị ứng xi măng hay bị xi măng ăn chân, bị xi măng ăn tay là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, xi măng là vật liệu quan trọng dùng trong ngành xây dựng, được dùng để tạo ra vữa (hồ) và bê-tông. Để tạo ra vữa, xi măng thường được trộn với các vật liệu xây dựng khác, sinh ra chất gây ăn mòn da khi tiếp xúc, gây ra tình trạng da kích ứng mà dân gian hay gọi là xi măng ăn tay, xi măng ăn chân.

    Tình trạng bệnh thường do Hexavalent chromium (một loại hợp chất crom được sử dụng trong ngành công nghệ in ảnh, nhựa, sản xuất thép không gỉ có tính chống ăn mòn) gây ra. Đây là loại hợp chất độc hại, có tính ăn mòn mạnh và nhanh chóng phá hủy kết cấu bề mặt của da. Sau khi da bị ăn mòn, Hexavalent chromium sẽ dễ dàng đi qua các lớp khác nhau của da và thâm nhập vào tế bào da, gây ra tình trạng kích ứng và viêm da mà dân gian thường gọi là xi măng ăn da.

    Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có chứa hợp chất Hexavalent chromium có nguy cơ cao bị dị ứng.

    Mách bạn cách điều trị và phòng tránh

    Tìm hiểu thêm: Cùng tìm hiểu về phác đồ điều trị bướu cổ đơn thuần

    Dị ứng xi măng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

    >>>>>Xem thêm: Những cách diệt chấy hiệu quả

    Theo các chuyên gia sức khỏe, để tránh khỏi tình trạng dị ứng, việc ngưng hoặc tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng là biện pháp hàng đầu. Tuy nhiên, vì tính chất công việc, nhất là những người làm trong lĩnh vực xây dựng, việc tiếp xúc thường xuyên với xi măng là khó tránh khỏi. Vậy khi bị xi măng ăn tay phải làm sao, xi măng an tay bôi thuốc gì hay mẹo chữa xi măng ăn tay là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

    Cách chữa dị ứng xi măng

    Nếu bị xi măng ăn tay phải làm sao hay dị ứng xi măng bôi gì? Theo các chuyên gia, khi bị dị ứng với xi măng, bạn có thể áp dụng các cách chữa dị ứng xi măng tại nhà như:

    • Tránh các tác nhân gây kích ứng/dị ứng da: Bạn có thể hỏi bác sĩ da liễu để có được gợi ý về những sản phẩm chứa chất gây dị ứng cần tránh xa.
    • Dùng kem bôi hoặc mỹ phẩm chống dị ứng: Những loại kem bôi không kê đơn chứa ít nhất 1% hydrocortisone có tác dụng giảm sưng ngứa tạm thời cho da. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc mỡ chống viêm bôi lên vùng da dị ứng 1-2 lần/ngày, sử dụng trong 2-4 tuần.
    • Uống thuốc trị ngứa: Nếu bị ngứa dữ dội, uống các loại thuốc có chứa thành phần chống viêm (corticosteroid hay antihistamine) như Benadryl.
    • Sử dụng băng gạc lạnh: Làm ẩm khăn bằng vải mềm và đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15-30 phút để làm dịu da. Lặp lại vài lần trong ngày.
    • Tránh làm trầy xước da: Bị xi măng ăn chân tay phải làm sao? Câu trả lời là một trong những lưu ý trong việc điều trị dị ứng trong trường hợp này là không để móng tay dài, tránh gãi lên da và tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
    • Bảo vệ đôi tay, chân: Sau khi rửa chân tay, bạn nên lau sạch và sấy khô. Dùng kem dưỡng ẩm và chọn các loại bao tay/ủng phù hợp với mục đích sử dụng và tình trạng dị ứng. Ví dụ, hãy dùng bao tay nilon/ủng cao su nếu tay/chân thường xuyên tiếp xúc với chất lỏng, hợp chất có chứa xi măng.

    Nếu tình trạng dị ứng xi măng, xi măng ăn chân tay… trở nên nghiêm trọng, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách. Để việc thăm khám có hiệu quả, người bệnh cần nắm những thông tin về tình trạng dị ứng như triệu chứng, chất gây dị ứng, những cách chữa dị ứng đã áp dụng ở nhà và những thắc mắc cần được bác sĩ giải đáp.

    Cách phòng tránh

    Người bị xi măng ăn chân tay phải làm sao, phòng tránh thế nào? Câu trả lời là có nhiều cách mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh tình trạng dị ứng, trong đó cách cơ bản nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân. Việc để da tiếp xúc lâu với xi măng sẽ làm tăng nguy cơ bị kích ứng. Do đó, bạn nên thường xuyên rửa tay và vệ sinh các vùng da tiếp xúc với xi măng bằng nước ấm và xà phòng.

    Theo các chuyên gia da liễu, việc không tiếp xúc tới mức tối thiểu vẫn là cách hiệu quả để tránh khỏi tình trạng này. Trong trường hợp phải tiếp xúc, bạn cần đeo bao tay và sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách để giúp hạn chế các ảnh hưởng do dị ứng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *