Điều trị sâu răng khi mang thai

Điều trị sâu răng khi mang thai

Bạn đang đọc: Điều trị sâu răng khi mang thai

Có thể bạn đã từng nghe qua nhiều thông tin về mối liên hệ giữa mang thai và sâu răng. Những quan niệm sai lầm và thông tin sai lệch về sức khỏe răng miệng trong khi mang thai thường rất phổ biến – và những vấn đề này thường không được thảo luận trong những lần bạn đến khám với bác sĩ trước khi sinh.

Mang thai có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng ở một số phụ nữ, bao gồm cả bệnh nướu răng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong thời gian mang thai, tình trạng tăng hormone có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với mảng bám (lớp vi khuẩn trên răng của bạn).

Không “bỗng dưng” mà mang thai làm hỏng răng của bạn. Những tin đồn rằng khi mang thai bạn sẽ bị lung lay một hoặc hai cái răng là không chính xác. Nếu bạn không có bổ sung đủ canxi khi mang thai, xương của bạn – chứ không phải là răng – sẽ cung cấp lượng canxi bị thiếu hụt mà bé cần. Lượng canxi hụt đi này sẽ nhanh chóng được bù đắp lại sau khoảng thời gian bạn ngừng cho con bú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một vài nhu cầu đặc biệt khi bạn đang mang thai cũng có thể dẫn đến một số vấn đề nha khoa.

Bệnh răng miệng ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu ở phụ nữ mang thai và khả năng sinh non hoặc bé sinh ra có cân nặng thấp. Những em bé sinh non có thể có nguy cơ mắc một loạt các bệnh bao gồm bại não, những vấn đề về thị lực và thính giác.

Ước tính có khoảng 18 trong số 100 ca sinh non có thể có nguyên do từ các bệnh răng miệng, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng mãn tính ở nướu răng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị nha khoa thích hợp cho các bà mẹ tương lai có thể làm giảm nguy cơ sinh non tới hơn 80%.

Bạn nên hỏi bác sĩ những gì nếu bị sâu răng khi mang thai?

Bạn nên hỏi bác sĩ các thông tin cần thiết khi đi khám thai. Các vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp trong quá trình mang thai bao gồm:

  • Sâu răng. Trong thời gian mang thai, axit trong miệng tăng cao có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nôn mửa trong thời kì mang thai có thể làm trầm trọng thêm vấn đề bởi răng bạn sẽ tiếp xúc với axit dạ dày nhiều hơn;
  • Răng yếu. Mức progesterone và estrogen tăng lên có thể ảnh hưởng đến dây chằng và cấu trúc xương hỗ trợ răng, làm yếu răng trong thời kì mang thai;
  • Bệnh nướu răng. Những thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mang thai có thể dẫn đến viêm lợi, viêm bề mặt mô nướu. Bệnh về nướu nghiêm trọng mà không được điều trị có thể gây sinh non và sinh thiếu cân.
  • Bạn cần làm gì để phòng ngừa sâu răng khi mang thai?

    Vì vậy, làm thế nào để giữ cho răng và nướu răng khỏe mạnh khi bạn mang thai? Hãy thực hiện những điều cơ bản sau:

  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên;
  • Súc miệng thường xuyên với nước súc miệng có chứa flour;
  • Nếu bạn bị nôn, sau khi nôn, hãy súc miệng bằng dung dịch baking soda và nước bằng cách trộn 1 muỗng cà phê baking soda vào 1 cốc nước.
  • >>>>>Xem thêm: Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *