Điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn của ung thư, mong muốn có con, tuổi tác và các vấn đề sức khỏe khác nếu có. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả ba phương pháp này để đảm bảo hiệu quả diệt trừ tối đa tế bào ung thư.
Bạn đang đọc: Điều trị ung thư cổ tử cung bằng những phương pháp nào?
Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong 10 loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu Việt Nam. Vậy, ung thư cổ tử cung có chữa được không? Có những phương pháp điều trị nào hiệu quả cho căn bệnh này? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu và khám phá nhé!
Nội Dung
Các cách điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến
Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là cách điều trị ung thư cổ tử cung chủ lực, nhất là trong những giai đoạn đầu. Hình thức phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào giai đoạn ung thư và mong muốn mang thai trong tương lai của bệnh nhân. Gồm có:
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bằng cách sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được kết hợp với hóa trị liệu, nhằm thu nhỏ khối u trước phẫu thuật để tạo điều kiện cho phẫu thuật triệt để hơn hoặc dùng sau phẫu thuật để loại trừ những tế bào ung thư còn sót lại. Đôi khi xạ trị và hóa trị kết hợp đồng thời. Ngoài ra, xạ trị còn nhằm giảm đau và kiểm soát chảy máu trong điều trị tạm bợ (chỉ điều trị triệu chứng).
Các phương pháp xạ trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Xạ trị ngoài: Phương pháp này sẽ sử dụng nguồn xạ đặt bên ngoài chiếu chùm tia bức xạ vào khung chậu
- Xạ trị trong hay xạ trị áp sát (Liệu pháp brachytherapy): Đặt nguồn xạ bên trong âm đạo, cạnh khối u
- Kết hợp xạ trị cả trong lẫn ngoài.
Xạ trị ngoài có thể làm tổn thương những mô lành xung quanh vùng khối u, gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, ốm yếu, đau da vùng xương chậu giống như bị cháy nắng, đau khi đi tiểu, chảy máu âm đạo hoặc trực tràng, hẹp âm đạo và khô hạn khiến việc quan hệ trở nên đau đớn, tổn thương ruột và bàng quang dẫn tới tiểu không tự chủ,…
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân chưa bắt đầu mãn kinh, xạ trị có thể khiến mãn kinh xảy ra sớm hơn do làm tổn thương buồng trứng. Đối với phụ nữ trẻ có mong muốn mang thai sau này, bác sĩ sẽ đề nghị trữ trứng hoặc trữ mô buồng trứng hoặc treo buồng trứng sang vị trí khác ra khỏi vùng chiếu xạ .
Hóa trị liệu
Tìm hiểu thêm: Máy xông mũi họng – Cứu tinh của các bệnh hô hấp mạn tính
Hóa trị ung thư cổ tử cung thường sử dụng các phác đồ dựa trên thuốc cisplatin nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
Một bệnh nhân có thể chỉ hóa trị đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với xạ trị.
Cũng như xạ trị, hóa trị có thể ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác do có tác dụng toàn thân, gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi kéo dài, luôn thấy ốm yếu, dễ bị nhiễm trùng, loét miệng, chán ăn, tiêu chảy, rụng tóc,… Tuy nhiên, sau khi hoàn thành hóa trị, tóc sẽ mọc lại trong vòng 6 tháng.
Trong quá trình hóa trị cũng cần phải xét nghiệm máu thường xuyên nhằm kiểm tra chức năng gan, thận, vì liệu pháp này có thể gây ảnh hưởng gan và thận.
Tuy nhiên, các độc tính của hóa trị và xạ trị đều được các nhân viên y tế quan tâm chú ý và sử dụng thuốc hỗ trợ.
Phối hợp các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung ở từng giai đoạn
Nếu ung thư cổ tử cung phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng thuận lợi, tỷ lệ thành công càng cao, tiên lượng càng tốt và thời gian sống còn càng dài. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những cách can thiệp khác nhau, về cơ bản vẫn là sự phối hợp các vũ khí kể trên.
Điều trị tiền ung thư cổ tử cung
Lúc này, các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện bên trong lớp màng đáy cổ tử cung mà chưa lan rộng. Cách điều trị là khoét chóp, phẫu thuật bằng vòng (LEEP) hoặc laser.
Giai đoạn I
>>>>>Xem thêm: Uống trà cam thảo có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng
Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn I, khối u đã xâm lấn sâu vào lớp màng đáy cổ tử cung và phát triển kích thước. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt tử cung, hai phần phụ và nạo hạch chậu, hoặc xạ trị triệt để. Nếu người bệnh muốn sinh con và khối u chưa xâm lấn rộng, giải pháp là khoét chóp cổ tử cung. Còn không có nhu cầu sinh đẻ nữa thì cắt tử cung toàn phần.
Giai đoạn II
Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và hai phần phụ, kết hợp nạo vét hạch chậu hai bên. Vì lúc này khối u đã xâm lấn đến phần trên âm đạo, cần phẫu thuật triệt để nhằm hạn chế nguy cơ di căn. Sau đó, bệnh nhân được hóa trị và xạ trị kết hợp để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Trường hợp vì lý do nào đó mà không thể phẫu thuật thì bệnh nhân chỉ điều trị bằng hóa xạ đồng thời.
Giai đoạn III
Đối với giai đoạn III, khối u đã xâm lấn đến vách chậu hoặc đến ⅓ dưới xâm đạo hoặc gây ảnh hưởng thận. Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung sẽ là hóa xạ đồng thời, kết hợp xạ trị ngoài và xạ trị áp sát.
Giai đoạn IV
Trong giai đoạn IV, khối u đã lan ra khỏi vùng chậu và các bộ phận xung quanh, đồng thời di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, gan… Việc điều trị trong giai đoạn này thường chỉ tập trung giảm nhẹ triệu chứng. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng hóa trị kết hợp nhiều loại thuốc nhưng tỷ lệ đáp ứng thường không cao. Còn nếu như tổng trạng bệnh nhân không cho phép thì chỉ còn lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ.
Điều trị ung thư cổ tử cung tái phát, xâm lấn rộng, di căn xa
Trong trường hợp tái phát ung thư, tùy vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ xác định biện pháp tiếp theo. Cụ thể là:
- U xâm lấn bàng quang, trực tràng: Nếu còn khả năng phẫu thuật thì phẫu thuật vét đáy chậu và hóa xạ đồng thời. Nếu không còn khả năng phẫu thuật thì hóa xạ đồng thời.
- U lan rộng chèn ép gây suy thận, chảy máu: Xạ trị triệu chứng, nếu hết suy thận và chảy máu thì xem xét khả năng hóa trị.
- U xâm lấn di căn xương: Dùng thuốc chống hủy xương kết hợp xạ trị giảm đau vào vùng tổn thương di căn xương gây đau hoặc xạ trị trong giảm đau.
- U di căn não: Xạ phẫu, có thể kết hợp với xạ trị gia tốc toàn bộ não.
Ung thư cổ tử cung thường có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh đã đến giai đoạn muộn, việc điều trị thường chỉ có thể làm chậm sự tiến triển, và làm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân. Vì vậy khi phát hiện bệnh, nên bắt tay vào điều trị ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ thành công.