Trong 3 tháng đầu mang thai, việc mẹ bầu có các dấu hiệu dọa sảy thai có thể dẫn đến mất thai. Do đó, các mẹ bầu cần hết chú ý đến các dấu hiệu này để phát hiện và can thiệp sớm nhằm đảm bảo sự sống cho thai nhi.
Bạn đang đọc: Dọa sảy thai là gì? Mẹ nên làm gì để giữ thai thành công?
Hiện tượng dọa sảy thai thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dọa sảy thai là tiền đề của sảy thai. Do đó, để có thể vượt qua 3 tháng đầu an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên nắm rõ dọa sảy thai là gì, dấu hiệu dọa sảy thai để kịp thời đi khám và có hướng xử trí kịp thời để bảo vệ thai nhi.
Nội Dung
Hiện tượng dọa sảy thai là gì?
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc bị dọa sảy thai là gì? Động thai là gì? Dọa sảy thai hay động thai là tình trạng thai phụ ra máu âm đạo và đau bụng bất thường. Nguyên nhân thường là do tổn thương bánh nhau, một phần bánh nhau bị bóc tách nhưng thai nhi vẫn còn sống, chưa bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung và vẫn phát triển bên trong buồng tử cung.
Đôi khi bạn chỉ phát hiện động thai khi đi khám thai định kỳ phát hiện qua phương pháp siêu âm, mà không hề có triệu chứng gì.
Hiện tượng dọa sảy thai thường xảy trong 20 tuần đầu của thai kỳ do bánh nhau dễ bị bong ra. Sau thời gian này, hiện tượng dọa sảy thai không còn phổ biến. Đa phần, hiện tượng dọa sảy thai sẽ kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau khi thụ thai.
Nhiều mẹ bầu thường băn khoăn, dọa sảy thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mang thai 3 tháng đầu bị dọa sảy thai có giữ được thai không? Dù tình trạng dọa sảy thai có thể dẫn đến sảy thai, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy. Các chuyên gia sản khoa ước tính:
- Có đến khoảng 83% trường hợp thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và chào đời bình thường
- Cứ 7 trường hợp thì mới có 1 trường hợp bị biến chứng nặng và dẫn đến sảy thai.
Do đó, câu trả lời cho câu hỏi dọa sảy thai có sao không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ dọa sảy và thời điểm phát hiện được dấu hiệu động thai. Nếu tình trạng dọa sảy chỉ ở mức độ nhẹ, được phát hiện sớm và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì bạn vẫn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dấu hiệu dọa sảy thai mẹ cần cảnh giác
Chảy máu âm đạo dù xảy trong trường hợp nào trong khoảng 20 tuần đầu mang thai đều có thể là dấu hiệu dọa sảy thai hay dân gian gọi là dấu hiệu động thai mà mẹ cần cẩn thận. Vậy dọa sảy thai ra máu như thế nào? Sau đây là thông tin mẹ cần chú ý:
- Dọa sảy thai gây chảy máu âm đạo bất thường từ nhẹ đến nặng. Dịch có thể có màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen hoặc có vài giọt máu chảy ra ở âm đạo và thường lẫn với dịch nhầy
- Đau tức hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
- Nếu siêu âm, cổ tử cung vẫn còn đóng kín và có thể có dấu hiệu bong nhau dọa sảy.
Nguyên nhân gây dọa sảy thai
Ở giai đoạn đầu, chảy máu âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tử cung, cổ tử cung, âm đạo hoặc vùng sinh dục ngoài bị tổn thương. Tuy nhiên, cũng có thể là do:
- Bất thường nhiễm sắc thể
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé
- Bụng bầu va chạm mạnh
- Thói quen xoa bụng bầu hoặc núm vú quá nhiều
- Căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài
- Lao động nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng
- Sử dụng thuốc hoặc tiếp xúc với hóa chất
- Hút thuốc, uống rượu, bia hoặc tiêu thụ hơn 200mg caffeine mỗi ngày
- Có các vấn đề về nhau thai
- Các bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, các bệnh về thận, nhiễm trùng…
- Niêm mạc tử cung mỏng do nạo phá thai nhiều lần.
- Nguyên nhân tự miễn
- Dọa sảy thai do vô căn, không vì lý do gì.
Có thể bạn quan tâm
Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu có gây sảy thai? Mẹ cần lưu ý điều gì?
Giải đáp những băn khoăn của mẹ bầu quanh hiện tượng dọa sảy thai
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc bị sảy thai nên làm gì hay cách dưỡng thai khi bị dọa sảy? Để có câu trả lời, hãy đọc tiếp những thông tin sau:
1. Bị dọa sảy thai nên làm gì?
Bị doạ sảy thai cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi? Theo các chuyên gia, khi có các dấu hiệu động thai kể trên, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và tử cung để xác định nguyên nhân gây chảy máu cũng như xem túi ối có bị vỡ hay không.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được siêu âm qua ngả âm đạo để theo dõi nhịp tim và sự phát triển của thai nhi, tình trạng bánh nhau, tử cung... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG và progesterone.
Với các trường hợp bị dọa sảy thai, bạn sẽ được yêu cầu:
- Nghỉ ngơi tại giường
- Thả lỏng, thư giãn cơ thể, tránh thẳng, lo lắng bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân
- Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
- Chú ý kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu và cân nặng.
2. Doạ sảy thai nên nằm như thế nào? Gợi ý cho mẹ tư thế nằm khi bị dọa sảy thai
Tìm hiểu thêm: 5 cách làm món ngon cho người yêu ngày 8/3
>>>>>Xem thêm: Viêm nang lông da đầu: Hiểu để điều trị dứt điểm
Trong 3 tháng đầu mang thai, do bụng bầu chưa to ra, cơ thể còn nhẹ nhàng, linh hoạt nên mẹ có thể nằm ngủ thoải mái, chỉ cần tránh nằm sấp và nằm ngục xuống bàn.
Vậy tư thế nằm khi bị dọa sảy thai như thế nào là tốt hay dọa sảy thai nên nằm như thế nào? Nếu bị dọa sảy thai, mẹ có thể nằm nghiêng bên trái, duỗi chân trái, chân phải co lại sao cho thoải mái. Mẹ cũng có thể kê một chiếc gối dưới chân để gác và 1 chiếc gối ngay bụng để thoải mái hơn.
Đây cũng là tư thế ngủ thường được khuyên cho bà bầu. Nguyên nhân là do tư thế này có thể giúp cải thiện tuần hoàn bằng cách ngăn áp lực của tử cung đè lên các tĩnh mạch, lưng và các cơ quan nội tạng. Từ đó có thể giúp máu và các chất dinh dưỡng quan trọng được đưa đến nhau thai dễ dàng.
3. Dọa sảy thai nên ăn gì?
Cách dưỡng thai khi bị dọa sảy là nên làm gì? Lời khuyên là ngoài 2 lưu ý kể trên, mẹ bầu nên đảm bảo có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Cụ thể, mẹ sẽ cần ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ mà cơ thể cần trong suốt quá trình mang thai:
- Các loại thịt nạc giúp cung cấp protein, sắt, choline và vitamin B như thịt lợn, thịt gà hay thịt bò
- Trứng giúp cung cấp choline, tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi và ngăn ngừa dị tật
- Các loại rau sẫm màu và bông cải xanh do chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho thai kỳ như vitamin C, vitamin A, vitamin K, sắt, kali, canxi và folate
- Sữa và các sản phẩm từ sữa nhằm cung cấp protein, canxi để giảm nguy cơ loãng xương và giúp hệ xương của bé phát triển khỏe mạnh
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi, dâu tây và bơ – thực phẩm giàu vitamin B, folate, vitamin K và các loại chất béo tốt.
4. Dọa sảy thai uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân bạn bị động thai mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp. Bạn có thể được kê toa thuốc giảm co thắt hoặc thuốc nội tiết bổ sung progesterone dạng tiêm hoặc dạng uống.
Ngoài ra, nếu bạn có nhóm máu Rh âm tính và thai nhi đang phát triển lại có nhóm máu Rh dương tính thì bác sĩ cũng có thể tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn không cho cơ thể bạn tạo ra các kháng thể chống lại máu của bé.
5. Dọa sảy thai phải kiêng những gì?
Bà bầu bị động thai cần kiêng gì hay dọa sảy thai kiêng gì? Khi có dấu hiệu sảy thai, các mẹ bầu cần tránh các việc sau:
- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn trong 1 tuần
- Không thụt rửa hoặc chèn bất cứ thứ gì vào âm đạo
- Tránh các hoạt động hoặc chơi các môn thể thao mạnh
- Tránh xoa bụng, vê đầu vú, đấm lưng vì có thể kích thích tử cung co bóp nhanh
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia và các loại thức uống, thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, trà…
- Tránh ăn các loại thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá…
- Tránh ăn các loại rau dễ gây sảy thai như rau ngót, rau răm, đu đủ xanh…
Có thể bạn quan tâm
Làm gì dễ bị sẩy thai? 7 yếu tố tác nhân có hại cho thai kỳ mẹ cần tránh