Bạn đang lo lắng với cuộc vượt cạn sắp diễn ra và tìm kiếm mẹo hay giúp giảm đau khi sinh con? Vậy đừng bỏ qua bài viết của Kenshin nhé.
Bạn đang đọc: Đọc ngay 6 cách giảm đau khi sinh con để không lo vượt cạn
Có thể bạn từng nghe rất nhiều người kể về nỗi kinh hoàng khi sinh con và cảm thấy rất lo lắng. Vì vậy, khi sắp đến ngày vượt cạn, bạn hãy chia sẻ nỗi lo lắng của mình với một người bạn đáng tin cậy hoặc một người hiểu về những gì bạn sắp gặp phải để nhận được một vài lời khuyên hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem sách, tạp chí, video, web và đến bác sĩ để tìm hiểu trước về việc sinh nở. Tốt nhất, bạn nên thảo luận với chồng và các thành viên khác trong gia đình để chọn bệnh viện phụ sản phù hợp trước khi chuyển dạ. Đặc biệt, bạn cần nắm vừng những cách giảm đau khi sinh con của Kenshin nhé.
Nội Dung
1. Thư giãn
- Không được hoảng loạn khi bắt đầu chuyển dạ.
- Hãy nhớ kỹ những kỹ thuật thở khi chuyển dạ và tập trung vào các cơn co thắt.
2. Dùng túi chườm ấm
- Bạn có thể giảm cơn đau đẻ, đau chân và đau lưng bằng cách ôm bình nước ấm hoặc chườm túi ấm.
- Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp giảm các cơn đau do chuột rút.
3. Xoa bóp
Bạn có thể nhờ chồng hay người thân mát xa cơ thể nhẹ nhàng và chậm rãi khi bạn đang chuyển dạ.
4. Chọn tư thế thoải mái
Mẹ bầu có thể di chuyển xung quanh để tìm tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Đó có thể là tư thế không giống ai như nghiêng người hoặc ngồi xổm. Đừng lo lắng về diện mạo bản thân lúc này nhé.
5. Luyện tập các kỹ thuật thở
6. Liệu pháp mùi hương
Trước khi vào bệnh viện để sinh bé, bạn cần tắm rửa sạch sẽ. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước và tận hưởng hương thơm trong bồn nước ấm, thả lỏng cơ thể và phần nào quên đi cơn đau. Dưới đây là một số loại tinh dầu mà bạn có thể thử:
- Hoa oải hương: giúp bạn giữ bình tĩnh và giảm bớt các cơn đau lưng. Đây cũng là một chất khử trùng tuyệt vời.
- Hoàng lan: đem đến cảm giác nhẹ nhàng.
- Xô thơm: có tính an thần, giúp giảm đau.
- Hoa cam: hữu ích khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi.
Kiểm tra xem bệnh viện có cho đốt tinh dầu hay không. Nếu không, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc này và nếu bác sĩ cho phép, bạn hãy chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết nhé.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ