Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Bạn đang đọc: Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Co cứng là một trong những biến chứng thường gặp của đột quỵ. Thông thường, co cứng xuất hiện sau đột quỵ vài tháng hoặc thậm chí là cả một năm và thường bắt đầu nặng dần trong giai đoạn hồi phục của bệnh. Co cứng là một vấn đề gây khó chịu cho những người sống sót sau đột quỵ, nhưng thật ra có những giải pháp và cách thức để giảm bớt những khó chịu mà nó gây ra.

Co cứng là gì?

Co cứng có nghĩa là cơ bắp bị co chặt lại hoặc thiếu linh hoạt.

Thường thì sau một cơn đột quỵ, cánh tay, chân hoặc ngay cả khuôn mặt của bệnh nhân có thể trở nên yếu hoặc bị tê liệt. Hậu quả là một người sống sót sau đột quỵ không thể co giãn được các cơ bắp của mình theo ý muốn. Sau đó, những cơ bắp này bắt đầu cứng lại và giữ yên ở một vị trí nhất định làm cho bệnh nhân không thể giãn chúng ra theo ý muốn.

Đôi khi, với tình trạng co cứng cơ nhẹ, bạn vẫn có thể di chuyển vận động các cơ bắp, nhưng thay vì vận động một cách trơn tru, thì những cơ bắp bị tổn thương này khi vận động sẽ bị giật giật. Ở một số bệnh nhân các cơ bắp còn bị co lại hình thành một tư thế bất thường hoặc bị xoắn lại trong lúc nghỉ ngơi.

Cảm giác khi bị co cứng như thế nào?

Thông thường, co cứng tạo cảm giác cứng hoặc yếu. Khi bạn di chuyển tứ chi, bạn sẽ có cảm giác như tay chân đang di chuyển rât chậm hoặc  đang cố bứt ra khỏi sợi dây buộc chặt quanh cơ bắp. Đôi khi, cơ bắp sẽ bị đau khi thả lỏng hoặc lúc cử động. Ví dụ, nếu bạn bị co cứng cánh tay, bạn có thể cảm thấy đau hoặc thậm chí  đau ở cả các khu vực xung quanh, như cổ hay lưng. Đôi khi, sau một cơn đột quỵ nặng, bạn có thể không cảm thấy khó chịu hoặc đau do co cứng ngay, nhưng các cơ lân cận có thể trở nên đau đớn sau nhiều tháng.

Bạn có thể làm gì để tránh bị tình trạng này?

Hãy thường xuyên vận động các vùng cơ bắp bị yếu vì điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng co cứng. Bạn cũng có thể nhờ một ai đó hỗ trợ bạn di chuyển các phần cơ bắp bị yếu. Ngoài ra bạn nên tập vật lý trị liệu và tập vận động tại nhà thường xuyên để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng co cứng.

Nhiều người bị co cứng cảm thấy việc tạp vật lý trị liệu rất khó khăn và không thoải mái đặc biệt là trong thời gian đầu. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng, theo thời gian, điều trị bằng phương pháp này sẽ mang lại lợi ích cho bạn.

Nếu điều trị và tập thể dục vẫn không đủ để giảm bớt tình trạng co cứng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thêm những liều thuốc giãn cơ để cải thiện tình trạng này.Tuy nhiên, một số người không thể chịu đựng được tác dụng phụ của thuốc giãn cơ, ví dụ như mệt mỏi hoặc chóng mặt.

Một phương pháp điều trị co cứng khác đó là tiêm liều thuốc giãn cơ cực mạnh hoặc độc tố botulinum. Phương pháp này có thể có hiệu quả đối với một số người, nhưng không phải tất cả, và họ cần phải tiêm đều đặn vì tác dụng của thuốc sẽ mất dần sau một thời gian.

Các nghiên cứu gần đây về sự phục hồi sau khi co cứng  là gì?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng co cứng trên thực tế có thể cải thiện. Nhìn chung, khi tình trạng co cứng của cơ được giải quyết thì hoạt động của não ở những khu vực bị thiệt hại do đột quỵ bắt đầu hồi phục. Vì vậy việc tập vận động các vùng cơ bị co cứng có lẽ là một phương pháp để chữa lành những tổn thương ở não

Làm thế nào bạn có thể sống chung với tình trạng co cứng?

Co cứng có thể gây khó chịu và đau đớn. Nếu bạn gặp các triệu chứng như vậy, bạn cần phải biết một số phương pháp để làm giảm triệu chứng.

Quan trọng hơn, nếu bạn không điều trị co cứng quá lâu, cơ bắp của bạn sẽ càng ngày càng yếu đi. Qua một thời gian sẽ gây khó khăn khi di chuyển, làm dị tật trầm trọng hơn và làm cho việc phục hồi sau đột quỵ càng lúc càng khó khăn.

Bạn nên nhớ những gì?

Nếu nghi ngờ có thể mắc chứng co cứng, hãy báo với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được điều trị đúng cách, giảm bớt các triệu chứng. Thông thường, điều trị y tế hoặc tập thể dục vùng co cứng không thể dứt điểm bệnh, vì vậy điều trị liên tục rất cần thiết.

>>>>>Xem thêm: Đa u tủy xương và những điều bạn cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *