Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc lưỡng tính có thể lây bệnh cho nhau thông qua:
Bạn đang đọc: Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục
- Các tiếp xúc ngoài da
- Các tiếp xúc qua niêm mạc (ví dụ: niêm mạc miệng hoặc âm đạo)
- Các chất dịch từ âm đạo
- Máu kinh
- Dùng chung đồ chơi tình dục.
Một số căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến giữa những người đồng tính nữ có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Một số căn bệnh khác lại ít có khả năng lây truyền giữa phụ nữ với nhau hơn, ví dụ như HIV. Khi phụ nữ đồng tính mắc căn bệnh này có thể là do họ có quan hệ với nam giới khi còn trẻ.
Bạn cũng nên lưu ý là một vài căn bệnh STD hiếm khi lây truyền giữa phụ nữ vẫn có thể xảy ra qua các con đường khác, chẳng hạn như dùng chung kim tiêm. Ngoài ra, những người phụ nữ lưỡng tính (có quan hệ tình dục với cả đàn ông lẫn phụ nữ) thường có nguy cơ mắc những căn bệnh ít phổ biến (ví dụ như HIV) cao hơn phụ nữ đồng tính.
Nội Dung
10 Bệnh tình dục có thể lây truyền ở đồng tính nữ
1. Nhiễm khuẩn âm đạo
Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những phụ nữ đồng tính và lưỡng tính hơn những phụ nữ bình thường. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng trên. Và trong một cặp đôi đồng tính nữ, cả hai người đều có thể mắc bệnh.
Đôi khi, nhiễm khuẩn âm đạo không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng trong nhiều trường hợp thì những người mắc bệnh này thường có triệu chứng ngứa âm đạo và chất dịch tiết ra có mùi hôi. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
2. Nhiễm Chlamydia
Căn bệnh này xảy ra do vi khuẩn và có thể làm tổn thương các cơ quan trong hệ sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Triệu chứng của căn bệnh này thường rất khó phát hiện và tiến triển một cách âm thầm. Vì thế, nhiều người mắc bệnh và truyền bệnh cho người khác mà không hề hay biết. Tuy nhiên, giống như nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm Chlamydia cũng có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
Các tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời dù không biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến một số hậu quả sau:
- Đau bụng dưới
- Đau thắt lưng
- Cảm giác nôn ói
- Sốt
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu giữa hai kỳ kinh.
3. Mụn giộp cơ quan sinh dục
Căn bệnh này do một loại virus phức tạp (HSV-1) loại 1 hoặc loại 2 (HSV-2) gây ra. Loại virus này có thể lây từ miệng đến bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục qua đường miệng.
Triệu chứng có thể xuất hiện rất ít hoặc hầu như không có, tuy nhiên nếu có thì thường là các vết phồng rộp trên bộ phận sinh dục hoặc trực tràng. Khi các mụn nước này vỡ ra sẽ để lại những vết sưng tấy và phải mất cả tháng để lành lại.
Tình trạng này có thể tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể, dù những vết phồng vỡ ra có xu hướng ít nghiêm trọng hơn và xuất hiện ít thường xuyên hơn theo thời gian. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lây nhiễm căn bệnh này cho người khác cho dù không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Thực tế, chưa có phương pháp đặc trị bệnh mụn giộp sinh dục nhưng một số loại thuốc có thể làm ngắn thời gian và ngăn chặn vết phồng lan ra nhiều cũng như giảm việc truyền virus cho người khác.
4. HPV (virus gây u nhú ở người)
Tình trạng này có thể làm nổi mụn cóc trên bộ phận sinh dục. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, HPV sẽ gây ra những thay đổi ở cổ tử cung và có thể gây ra ung thư.
5. Rận mu
Rận mu là các ký sinh trùng nhỏ sống trên vùng bộ phận sinh dục hoặc các vùng rậm lông khác. Loại ký sinh trùng này lây lan thông qua các tiếp xúc trực tiếp ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, chúng có thể truyền từ người này qua người khác qua việc sử dụng chung khăn tắm và quần áo. Bạn có thể điều trị bệnh này bằng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc các loại xà phòng đặc trị mua ở tiệm thuốc tây.
6. Bệnh do Trichomonas
Căn bệnh này xảy ra bởi các ký sinh trùng lây lan trong khi quan hệ. Bạn cũng có thể mắc bệnh thông qua các tiếp xúc với các vật ẩm như khăn lau mặt và quần áo còn ướt. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Chất dịch âm đạo có màu vàng, xanh hoặc xám kèm theo mùi hôi
- Cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục và tiểu tiện
- Cơ quan sinh dục ngứa ngáy, khó chịu
- Đau bụng dưới (hiếm gặp).
Tuy nhiên, bệnh do Trichomonas có thể được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
7. Bệnh lậu
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến nhưng lại hiếm gặp ở những người đồng tính nữ. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lậu bao gồm:
- Cảm giác đau hoặc rát buốt khi tiểu
- Chất dịch tiết ra có màu vàng sẫm hoặc đôi lúc có máu
- Chảy máu giữa hai kỳ kinh nguyệt.
Căn bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
8. Viêm gan siêu vi B
Đây là một bệnh lý về gan gây ra bởi một loại virus. Nó có thể lây qua các chất dịch cơ thể như máu, tinh dịch và chất dịch âm đạo. Bạn có thể nhiễm viêm gan B thông qua quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung kim tiêm hoặc lây truyền từ mẹ sang con. Một vài phụ nữ không phát hiện triệu chứng nào mặc dù đã nhiễm virus này. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Sốt nhẹ
- Đau đầu và đau cơ
- Cảm giác mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Nước tiểu sẫm màu và đi phân sống
- Đau bao tử
- Vàng da và vàng mắt.
Tuy nhiên, ngày nay, bạn có thể ngăn ngừa viêm gan B bằng cách tiêm phòng vắc xin.
9. HIV/AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) là bệnh xảy ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sụt cân nhanh
- Thường xuyên sốt nhẹ và đổ mồ hôi đêm
- Thường nhiễm nấm ở miệng
- Nhiễm nấm âm đạo
- Mắc phải các bệnh truyền nhiễm khác
- Viêm vùng chậu (nhiễm trùng đường tiểu, buồng trứng và ống dẫn trứng)
- Thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
- Xuất hiện nhọt màu nâu, đỏ hoặc thâm tím dưới hoặc trên da hoặc trong miệng, mũi và mí mắt.
Điều đáng mừng là HIV/AIDS hiện nay đã có thể kiểm soát được.
10. Bệnh giang mai
Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn và lan truyền thông qua các tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương do giang mai gây ra trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Căn bệnh này thường rất hiếm gặp ở những người đồng tính nữ nhưng bạn vẫn phải đi khám bác sĩ nếu bạn phát hiện những vết sưng tấy không lành.
Phụ nữ đồng tính và lưỡng tính có thể làm gì để giảm thiểu các nguy cơ STD?
Kiểm tra virus HPV
Khi kết hợp với các kiểm tra khác, xét nghiệm virus HPV sớm có thể giúp bạn ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung rất hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên đi xét nghiệm loại virus này khi đã qua tuổi 30.
Quan hệ tình dục an toàn hơn
Bạn nên xét nghiệm các bệnh STD trước khi quan hệ tình dục. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắc về tình trạng sức khỏe của người ấy, bạn nên giảm nguy cơ tiếp xúc với chất dịch âm đạo, tinh dịch cũng như máu. Nếu bạn lưỡng tính và có quan hệ với nam giới, bạn nên sử dụng bao cao su đúng cách, thậm chí là khi sử dụng đồ chơi tình dục cũng vậy. Quan hệ qua đường miệng cũng có thể lây nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm thậm chí là HIV. Ngoài ra, HIV cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với các niêm mạc ẩm.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và tốt cho sức khỏe
Tìm hiểu thêm: 9 cách trị rụng tóc sau sinh giúp mẹ cải thiện khuyết điểm dễ dàng
Chế độ ăn uống của bạn phải bao hàm đa dạng các loại thức ăn từ các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại trái cây và rau xanh để giúp cung cấp cho cơ thể đủ năng lượng, các vitamin, chất khoáng và lượng chất xơ cần thiết. Đồng thời, bạn cũng nên giảm lượng muối nạp vào xuống còn dưới 2.300 mg/ngày.
Hạn chế uống rượu
Cho dù rượu là thức uống mà bạn yêu thích thì bạn cũng không nên quá chén vì uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, loãng xương, các bệnh ung thư và những vấn đề khác.
Vận động nhiều hơn
Một lối sống năng động có thể giúp ích cho sức khỏe của phụ nữ. Sức khỏe của bạn có thể cải thiện đáng kể với 30 phút tập thể dục nhịp điệu với cường độ vừa phải mỗi tuần. Ngoài ra, những người trưởng thành cũng nên tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể lực ít nhất hơn hai ngày trong tuần.
Không hút thuốc
Hầu hết chúng ta đều biết thuốc lá có hóa chất có thể gây ung thư. Khi chúng ta hít khói, những hóa chất này tiếp xúc trực tiếp và kéo dài ở các mô trong phổi, làm tăng nguy cơ đột biến ung thư. Nhưng hút thuốc lá còn ảnh hưởng nhiều hơn chứ không chỉ là phổi của bạn, như toàn bộ đường thở, các bộ phận khác của cơ thể và khu vực dưới thắt lưng. HPV thường lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn và sự phát triển của nó thành ung thư có thể trở nên trầm trọng hơn do hút thuốc lá.
Giải tỏa căng thẳng
Sự căng thẳng do kỳ thị và cô đơn là cảm giác mà những người đồng tính nữ cũng như những người phụ nữ lưỡng tính thường gặp phải. Bạn hãy thử áp dụng những phương pháp thư giãn khác nhau như hít thở sâu, tập yoga, ngồi thiền và mát xa. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải trí bằng cách nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách, hãy trò chuyện với các chuyên gia tâm lý nếu bạn thấy cần thiết.
Chăm sóc cho bộ xương chắc khỏe
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chứng ruột kích thích ở mẹ bầu
Bạn có thể làm theo các bước sau để hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn ngừa chứng loãng xương:
- Tập thể dục thường xuyên
- Kiểm tra mật độ xương
- Bổ sung đủ canxi và vitamin D cần thiết mỗi ngày
- Giúp ngôi nhà an toàn hơn và hạn chế té ngã, ví dụ như dùng thảm chống trượt
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc bạn có thể uống để ngăn ngừa tình trạng mất xương.