Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Đục thủy tinh thể do tiểu đường tác động đến thị giác có thể gây ra mờ mắt khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn đang đọc: Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Bạn nên đi khám mắt thường xuyên như một phần của việc đánh giá bệnh tiểu đường hàng năm sẽ giúp đội ngũ y tế xác định bất kỳ dấu hiệu của đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu và tư vấn về điều trị.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là thủy tinh thể bị mờ làm suy yếu thị lực. Đục thủy tinh thể do tiểu đường thường xảy ra vì hàm lượng sorbitol dư thừa (một loại đường hình thành từ glucose), tạo thành cặn trong thủy tinh thể. Nếu đục thủy tinh thể bắt đầu ảnh hưởng tầm nhìn của bạn, bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Đối tượng dễ bị đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Mặc dù ai cũng có thể bị đục thủy tinh thể, nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì có thể gặp những vấn đề mắt này ở độ tuổi trẻ hơn và bệnh tiến triển nhanh hơn ở những người không bị tiểu đường.

Bên cạnh đục thủy tinh thể do tiểu đường, bạn có thể bị đục thủy tinh thể sớm hơn nếu bạn:

  • Hút thuốc lá
  • Lạm dụng rượu bia
  • Tiếp xúc ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài

Lão hóa cũng chính là yếu tố thúc đẩy chủ yếu của đục thủy tinh thể, nhưng bạn không nhất thiết phải cao tuổi mới bị đục thủy tinh thể. Trong thực tế, mọi người có thể bị đục thủy tinh người già ở tuổi 40 – 50. Tuy nhiên trong độ tuổi trung niên, hầu hết đục thủy tinh thể thường nhẹ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn. Sau 60 tuổi, hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể sẽ lấy đi tầm nhìn.

Dấu hiệu đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Hầu hết đục thủy tinh thể do tiểu đường phát triển chậm và không cản trợ thị lực sớm. Tuy nhiên, theo thời gian, đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn do thị lực kém dần.

Hiện tượng mắt mờ do đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể và bạn có thể không nhận ra sự mất tầm nhìn. Khi vùng thủy tinh thể đục phát triển lớn hơn, nó che mờ thủy tinh thể của bạn và làm biến dạng ánh sáng đi qua thủy tinh thể. Điều này có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng bạn dễ nhận ra được.

Các dấu hiệu chính của đục thủy tinh thể do tiểu đường là:

  • Tầm nhìn xuất hiện lớp màng mờ hoặc như phủ sương mù
  • Mắt bị nhòe
  • Thấy những đốm nhỏ trước mắt
  • Bị lóa mắt dưới ánh sáng chói
  • Thấy quầng sáng tròn xung quanh các tia sáng
  • Mắt chỉ nhìn thấy mọi thứ đều màu vàng.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Thủy tinh thể nằm sau tròng đen và đồng tử. Nó hoạt động giống như ống kính máy ảnh. Nó tập trung ánh sáng vào võng mạc phía sau mắt, nơi hình ảnh được ghi lại. Thủy tinh thể cũng điều chỉnh độ hội tụ của mắt, cho phép chúng ta nhìn thấy mọi thứ rõ ràng kể cả gần và xa. Thủy tinh thể được tạo ra chủ yếu từ nước và protein. Các protein được sắp xếp một cách chính xác để giữ thủy tinh thể trong sạch và cho phép ánh sáng đi qua nó.

Tuy nhiên, khi bạn lớn tuổi, một số protein có thể kết cụm lại với nhau và bắt đầu làm mờ một khu vực nhỏ của thủy tinh thể. Đây là đục thủy tinh thể. Theo thời gian, vùng đục thủy tinh thể có thể phát triển lớn hơn, khiến bạn khó nhìn hơn.

Tuổi tác là một trong những yếu tố và các yếu tố khác bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc
  • Tiền sử gia đình của bệnh đục thủy tinh thể
  • Dùng corticosteroid trong thời gian dài.

Chẩn đoán đục thủy tinh thể do tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Bác sĩ chẩn đoán đục thủy tinh thể thông qua một cuộc kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:

• Kiểm tra thị lực: Bảng thị lực cho biết khả năng nhìn của bạn ở các khoảng cách khác nhau như thế nào.

• Khám với thuốc giãn đồng tử: Bạn sẽ được nhỏ thuốc để làm giãn đồng tử. Bác sĩ sau đó sẽ sử dụng gương soi đáy mắt chuyên biệt để kiểm tra võng mạc và dây thần kinh thị giác của bạn xem có dấu hiệu tổn thương hoặc các vấn đề về mắt khác hay không. Sau khi kiểm tra, tầm nhìn gần của bạn có thể vẫn còn bị mờ trong vài giờ.

• Đo nhãn áp: Phương pháp đo nhãn áp sử dụng dụng cụ đo áp lực bên trong nhãn cầu. Thuốc tê có thể được nhỏ vào mắt để thực hiện thủ thuật này.

Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác để tìm hiểu thêm về cấu trúc và sức khỏe của mắt. Điều quan trọng là bạn cần đo nhãn áp thường xuyên vì tổn thương mắt không thể hồi phục có thể xảy ra trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Cách điều trị đục thủy tinh thể do tiểu đường

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

Để điều trị đục thủy tinh thể do tiểu đường nhẹ, bạn có thể cần phải đeo kính thường xuyên và sử dụng mắt kính chống chói. Đối với đục thủy tinh thể gây trở ngại rất lớn cho tầm nhìn, các bác sĩ thường loại bỏ thủy tinh thể. Đôi khi bệnh nhân được ghép thủy tinh thể mới. Ở những người bị tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường có thể nghiêm trọng hơn sau khi cắt bỏ thể thủy tinh và tăng nhãn áp có thể phát triển.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể (mổ đục tinh thể) thường là an toàn, vì vậy nên chọn loại phẫu thuật nào phụ thuộc một phần vào từng cá nhân. Hầu hết các ca thường là phẫu thuật trong ngày với kỹ thuật gây tê vùng thường được ưa chuộng và là công đoạn khó chịu nhất.

Làm sao kiểm soát đục thủy tinh thể do tiểu đường?

Đục thủy tinh thể do biến chứng bệnh tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Tiêu hóa tốt – Nền tảng “vàng” cho miễn dịch và trí não

Các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp ích trong một thời gian, nhưng khi đục thủy tinh thể tiến triển, thì tầm nhìn của bạn có thể xấu đi. Khi việc mất thị lực bắt đầu can thiệp vào các hoạt động hàng ngày, hãy cân nhắc phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được hoàn toàn hiểu rõ, theo thống kê, những người bị tiểu đường có nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể nhiều hơn 60%. Đối với hầu hết trường hợp đục thủy tinh thể do tiểu đường, duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp làm giảm nguy cơ cho bạn.

Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tiểu đường tuýp 2 có giảm lượng HbA1c khoảng 1% có thể làm giảm 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Sau đây là một số đề xuất cho bạn:

  • Kiểm tra mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác ở giai đoạn sớm nhất.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Giảm uống rượu.
  • Tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Bạn nên đeo kính mát ngăn chặn tia cực tím B (UVB) khi bạn đang ở ngoài trời.
  • Duy trì cân nặng lành mạnh bằng cách tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân từ từ bằng cách giảm lượng calo và tăng số lượng bài tập mỗi ngày.
  • Chọn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Thêm trái cây nhiều màu sắc và rau vào chế độ ăn để đảm bảo rằng bạn hấp thu được nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc chống oxy hóa dạng viên có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên dân số lớn gần đây chỉ ra rằng một chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Trái cây và rau quả đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một cách an toàn để tăng lượng khoáng chất và vitamin trong chế độ ăn uống của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *