Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Một số bạn gặp tình trạng da bị kích ứng sau khi tẩy da chết hóa học, cụ thể là dùng BHA bị đỏ mặt. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu cách xử lý nhanh chóng da bị ửng đỏ khi dùng BHA để sớm phục hồi sức khỏe làn da nhé!

Bạn đang đọc: Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Vì sao dùng BHA bị đỏ mặt?

Để sở hữu một làn da mịn màng, rất nhiều bạn đã tìm đến các dòng sản phẩm tẩy da chết AHA/BHA để loại bỏ các lớp da chết tích tụ trên bề mặt. Các hoạt chất này không chỉ có khả năng tẩy da chết bề mặt, mà còn có thể len lỏi sâu vào lỗ chân lông để nhẹ nhàng làm sạch sâu cặn bã, hạn chế bít tắc lỗ chân lông.

Vậy nguyên nhân gì khiến da bị kích ứng, thay vì mang lại hiệu quả “vượt trội” cho làn da như trên? Đó chính là thời kỳ da bị purging (hay còn gọi là “đẩy mụn”). Ngoài ra, nếu bạn lạm dụng hay sử dụng BHA không đúng cách sẽ có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn đó là hiện tượng da bị breakout (được hiểu là “dị ứng mỹ phẩm“).

Dùng BHA bị đỏ mặt do purging

Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Đối với một số người khi tẩy da chết hóa học, họ sẽ không gặp các vấn đề đẩy mụn ẩn cho da. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, đa số mọi người sẽ phải trải qua thời kỳ purging (da bị đẩy mụn ẩn) trước khi làn da thực sự được “tái tạo” và có những chuyển biến rõ rệt.

Quá trình đẩy mụn ẩn khi dùng BHA

Từ trước đến giờ, ẩn sâu dưới lớp da của bạn là đã có khá nhiều mụn ẩn li ti mà mắt thường đôi khi khó có thể nhìn thấy. Vì thế khi dùng BHA, các nốt mụn này sẽ từ từ “trồi lên” và trở thành các loại mụn như: mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn đỏ,.. khiến bạn cảm thấy hoang mang vì cho rằng mình đang gặp tình trạng da bị đỏ, kích ứng do dùng mỹ phẩm không hợp. 

Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì đây chính là “nguyên lý hoạt động” rất bình thường mà những người sử dụng BHA thường gặp phải. Khi BHA bắt đầu thẩm thấu vào lớp sừng, lỗ chân lông dần được giãn nở ra, giúp mụn ẩn bên trong da nhanh chín và “trồi lên” khỏi bề mặt. Điều này giúp cho lỗ chân lông thông thoáng hơn khỏi bã nhờn, mụn ẩn lâu ngày.

Cách xử lý

Dùng BHA bị đỏ mặt do nguyên lý đẩy mụn là điều hết sức bình thường. Vậy dùng BHA bao lâu thì đẩy mụn? Tình trạng đẩy mụn ẩn sẽ giảm dần trong vòng từ 2-6 tuần tùy theo cơ địa mỗi người. Trong giai đoạn làn da bị purging, bạn nên giảm bớt tần suất sử dụng BHA nếu da lên mụn quá nhiều. 

Bạn cũng cần kiểm tra lại tần suất sử dụng BHA và cách phối hợp BHA với thành phần khác. Ví dụ BHA với retinoids, Vitamin C, Niacinamide,… hoặc gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ tư vấn.

Để đảm bảo an toàn cho da, tốt nhất khi mụn đã “chín”, bạn có thể đến các spa trị mụn uy tín, có thương hiệu để nhờ các chuyên viên loại bỏ các nốt mụn mà không lo để lại thâm sẹo sau mụn, mụn rỗ hay khiến nhiễm trùng da. 

Dùng BHA để tẩy da chết và giảm các nốt mụn ẩn có thể khiến da bạn bị khô rát. Vì thế, bạn đừng quên sử dụng các sản phẩm làm dịu và phục hồi da sau nặn mụn để cải thiện làn da bị tổn thương. Bên cạnh đó, các loại sản phẩm trị thâm mụn như Benzoyl Peroxide hay kem dưỡng ẩm cho da mụn có chứa Niacinamide, Hyaluronic Acid cũng rất cần thiết để giúp bạn khôi phục lại làn da mịn màng, láng mịn.

>> Bạn có thể quan tâm: Bí quyết lựa chọn BHA phù hợp cho da của bạn” data-event-category=”Internal Link Click on Article”>>>> Bạn có thể quan tâm: Bí quyết lựa chọn BHA phù hợp cho da của bạn

Dùng BHA bị đỏ mặt do breakout

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật thông tin cần biết về bệnh viêm gan do rượu

Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

Nhiều bạn khá e ngại khi bắt đầu tẩy da chết hóa học với AHA/BHA vì có thể phải gặp hiện tượng da bị breakout (kích ứng da khi dùng mỹ phẩm). So với tình trạng da bị purging, da bị breakout sẽ gây ra cho bạn những hậu quả khó lường nếu không chữa trị kịp thời.

3 biểu hiện thường gặp khi da bị breakout do dùng BHA

  • Dị ứng với BHA: Da mặt bạn bỗng nhiên bùng phát rất nhiều các nốt mụn đỏ không rõ nguyên nhân, mọc lên những vị trí mà trước đây chưa từng xuất hiện. Đi kèm theo đó là cảm giác làn da bị ngứa ngáy, khó chịu thì có thể khả năng cao là bạn đang bị dị ứng với BHA. 
  • Sử dụng nồng độ BHA quá cao: Nếu đơn thuần da mặt bạn chỉ bị đỏ, hơi ngứa, nhưng không hề bị nổi các nốt mụn thì có thể là bạn đã bị kích ứng da do dùng nồng độ BHA quá cao, vượt “quá sức” chịu đựng của da mặt. Đặc biệt, những bạn sở hữu làn da nhạy cảm và yếu, thì sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này hơn.
  • Sản phẩm BHA không phù hợp với làn da: Nếu làn da bạn bị nổi mụn ở những khu vực da chưa từng có trước đây, nhưng lại không gặp tình trạng da bị đỏ hay ngứa da, thì nguyên nhân nằm ở các loại sản phẩm dưỡng da mà bạn đang sử dụng.

Cách xử lý

Đối với trường hợp dùng BHA bị đỏ mặt là do dị ứng hay sử dụng các sản phẩm BHA không phù hợp với làn da, điều quan trọng là bạn nên lập tức ngừng dùng các loại sản phẩm này. Thay vào đó, bạn nên đem các sản phẩm này đến các bệnh viện để hỏi ý kiến bác sĩ da liễu liệu có nên tiếp tục sử dụng hay không. Bác sĩ sẽ xem xét dựa theo tình trạng mức độ nghiêm trọng của làn da, để có biện pháp xử lý hoặc thay thế các sản phẩm khác phù hợp hơn cho làn da. 

Dùng BHA bị đỏ mặt: Phân biệt da bị purging hay breakout

>>>>>Xem thêm: Lợi ích khi uống nước dừa vào buổi sáng

Ngược lại, đối với trường hợp dùng BHA bị đỏ mặt do nồng độ quá cao, bạn có thể chuyển sang các sản phẩm BHA có nồng độ thấp hơn để cho da dần làm quen. Sau đó mới tăng dần nồng độ. 

Nhận diện dùng BHA bị đỏ mặt do purging hay da bị breakout

Cách phân biệt dùng BHA bị đỏ mặt do purging hay do làn da bị breakout như sau:

Da bị đỏ do purging thì mụn chỉ “trồi lên” ở những nơi xuất hiện mụn ẩn và da mặt không có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu (do BHA có tính kháng viêm). Tình trạng này thường thấy sau 4 tuần sử dụng và triệu chứng giảm dần sau 12 tuần. Đây là quy trình đẩy mụn ẩn cho da không có gì đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu có thể, bạn cần tránh để da tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mắt trời trong khoảng thời gian đẩy mụn vì sẽ khiến làn da bạn dễ bị thâm mụn sau khi lành. Hoặc nếu cần thiết phải đi ra đường, bạn bắt buộc cần phải bôi kem chống nắng để bảo vệ cho làn da khỏi tia cực tím.

Trong khi đó, nếu nguyên nhân dùng BHA bị đỏ mặt là do breakout, da mặt bạn sẽ nổi rất nhiều các nốt mụn đỏ ở khắp mặt, khiến da mặt ngứa ngáy, khó chịu. Biểu hiện kích ứng thường xảy ra sớm ở 1-2 tuần đầu tiên, ngày càng nhiều nếu vẫn sử dụng, giảm khi ngưng dùng sản phẩm.

>>> Bạn có thể quan tâm: AHA là gì? Công dụng, cách dùng AHA cho người mới bắt đầu

Một số lưu ý khi dùng BHA

  • Xác định loại da của mình trước khi chọn bất kỳ sản phẩm BHA nào.
  • Nhiều bạn có thắc mắc có nên dùng BHA mỗi ngày được không? Câu trả lời là không nên! Bạn chỉ nên dùng BHA 2-3 lần/ tuần. Còn trong khoảng thời gian đầu để cho da dần làm quen, bạn nên bắt đầu với tần suất từ 1-2 lần/ tuần.
  • Bắt đầu sử dụng BHA từ nồng độ thấp, sau đó tăng dần lên. 
  • Đối với những bạn có làn da nhạy cảm, nên dùng thử sản phẩm chứa BHA lên một vùng da nhỏ và quan sát hiện tượng da có bị kích ứng hay không. Sau đó, bạn có thể áp dụng cho toàn bộ khuôn mặt.
  • Không nên áp dụng song song tẩy da chết vật lý khi đang dùng BHA tẩy da chết hóa học vì sẽ khiến da kích ứng, hoặc có thể là dẫn đến bệnh chàm.
  • Có nên dùng BHA và Retinol để trị mụn? Bạn không nên kết hợp Retinol trị mụn với các loại acid dưỡng da khác nhau như AHA/BHA, vì có thể sẽ khiến làn da nhạy cảm quá mức, gây kích ứng và nổi mẩn đỏ.
  • >>> Bạn có thể quan tâm: BHA không nên kết hợp với gì trong các sản phẩm skincare?

    Bài viết trên đây đã giúp xác định nguyên nhân dùng BHA bị đỏ mặt và cách xử lý theo từng trường hợp cụ thể. Chỉ cần bạn kiên trì vượt qua giai đoạn làn da bị purging do sử dụng BHA thì chắc chắn bạn sẽ nhận về những kết quả đáng mong đợi nhất cho làn da! 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *