Trong thế giới của y học tự nhiên, Echinacea – một loại thảo dược đã thu hút sự chú ý của nhiều người với những công dụng tiềm ẩn trong việc tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về Echinacea và tận dụng tối đa các lợi ích của nó, chúng ta cần cân nhắc và nắm vững những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại thảo dược này.
Bạn đang đọc: Echinacea – Công dụng và lưu ý khi sử dụng!
Nội Dung
Tác dụng
Tên thông thường: hoa cúc dại Mỹ, sampson đen, susan đen, hoa lược, echinaceawurzel, hedgehog, igelkopfwurzel, indian head, kansas snakeroot, hoa cúc dại lá tím nhọn, cúc dại tím, purpursonnenhutkraut, racine d’echininacea, rock-up-hat, roter sonnenhut, scurvy root, snakeroot, sonnenhutwurzel
Tên khoa học: Echinacea angustifolia
Tác dụng của thảo dược Echinacea là gì?
Thảo dược Echinacea thường được dùng để điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Thảo dược này còn được dùng để chống lại nhiều loại nhiễm trùng khác bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm âm đạo, nhiễm herpes, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm virus ung thư cổ tử cung (HPV), nhiễm trùng máu, viêm amidan, nhiễm liên cầu, giang mai, thương hàn, sốt rét, nhiễm trùng tai, cúm heo, mụn cóc, bệnh bạch hầu.
Echinacea còn được dùng trong chứng lo âu, giảm bạch cầu, chứng suy nhược mạn tính, viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, khó tiêu, đau, chóng mặt, bị rắn đuôi chuông cắn, hội chứng tăng động thiếu tập trung, tăng cường khả năng tập luyện.
Thỉnh thoảng một số người dùng thảo dược này cho da để trị bỏng nước sôi, bệnh nướu răng, ổ áp xe, vết thương ở da, loét, chàm, vẩy nến, tổn thương da do cháy nắng, nhiễm herpes simplex, nhiễm nấm men, ong đốt, rắn và côn trùng cắn, trĩ.
Thảo dược này còn được dùng theo đường tiêm để trị nhiễm nấm âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu.
Thảo dược này hoạt động như thế nào?
Thảo dược này có tác dụng kháng viêm. Một số nghiên cứu cho thấy thảo dược này có thể kích thích hệ miễn dịch nhưng vẫn chưa được chứng minh cụ thể trên lâm sàng. Thảo dược này chứa thành phần hóa học có tính kháng nấm.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.
Liều dùng thảo dược Echinacea cho người lớn như thế nào?
- Đối với những bệnh kích ứng hệ miễn dịch thông thường, cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn uống 3 lần mỗi ngày nhưng không được dùng quá 10 ngày;
- Đối với thảo dược được điều chế dạng kem hoặc thuốc mỡ, bạn thoa thuốc lên vết thương đến khi lành.
- Đối với thảo dược khô (rễ tươi), bạn có thể luộc hoặc ngâm với rượu trước khi dùng.
Liều dùng thảo dược Echinacea cho trẻ em như thế nào?
Bạn cho trẻ dùng thảo dược theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng
Bạn nên dùng thảo dược Echinacea như thế nào?
Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thảo dược.
Bạn không nên dùng thảo dược này lúc bụng đói. Bạn nên uống thảo dược trong bữa ăn hoặc uống với một cốc nước đầy. Bạn nên cho trẻ dùng chế phẩm không chứa cồn.
Bạn phải dùng thảo dược theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thảo dược nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thảo dược bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thảo dược, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược Echinacea?
Thảo dược Echinacea có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:
- Sốt;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Vị khó chịu;
- Đau bụng;
- Tiêu chảy;
- Đau họng;
- Khô miệng;
- Đau đầu;
- Tê đầu lưỡi;
- Chóng mặt;
- Mất ngủ;
- Mất định hướng;
- Đau cơ và khớp;
- Đỏ da, ngứa da hoặc phát ban.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị u xơ tử cung hiện nay
Trước khi dùng thảo dược Echinacea bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thảo dược Echinacea bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thảo dược;
- Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thảo dược nhuộm hoặc bất kì con vật nào, đặc biệt là các cây thuộc họ cúc;
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.
Tương tác thảo dược
Thảo dược Echinacea có thể tương tác với thuốc nào?
Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với Echinacea khi dùng chung bao gồm:
- Thuốc kháng nấm như econazole;
- Thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine, tacrolimus;
- Thuốc có chứa caffeine.
Thảo dược Echinacea có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thảo dược nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thảo dược cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thảo dược. Bạn cần thận trọng khi dùng thảo dược này với các thực phẩm.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thảo dược Echinacea?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thảo dược này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Dị ứng do di truyền;
- Bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, rối loạn da gọi là pemphigus vulgaris.
Bảo quản thảo dược
>>>>>Xem thêm: 9 ý tưởng để bố mẹ có một ngày Chủ nhật ý nghĩa bên gia đình
Bạn nên bảo quản thảo dược Echinacea như thế nào?
Bạn nên bảo quản thảo dược Echinacea ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thảo dược trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thảo dược trong ngăn đá. Mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thảo dược vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thảo dược đúng cách khi thảo dược quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thảo dược an toàn.
Dạng bào chế
Thảo dược Echinacea có những dạng và hàm lượng nào?
Thảo dược Echinacea có những dạng sau:
- Viên nén;
- Nước ép;
- Trà;
- Thuốc mỡ;
- Chiết xuất;
- Cồn thuốc.
Với những thông tin trên, việc sử dụng Echinacea có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất, việc tìm hiểu và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng là rất quan trọng. Hãy luôn tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, đặc biệt là nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt.