Gai xương là những phần nhô ra như cục u phát triển dọc theo các cạnh xương, có thể xuất hiện ở bất kỳ xương nào trên cơ thể, thường gặp là gai xương gót, khớp gối, vai, cổ,… Phần lớn các tình trạng này đều phát triển âm thầm và không được phát hiện kịp thời. Gai xương không chỉ gây ra các triệu chứng đau đớn và khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh gai xương? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh là gì? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Gai xương ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng cuộc sống
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Gai xương là bệnh gì?
Bệnh gai xương là tình trạng khi có những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết các gai xương không gây triệu chứng và làm chúng ta không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề gì đó xảy ra như bị chấn thương. Vài gai xương không gây đau, một số khác thì gây đau. Bệnh không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, việc điều trị phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gai xương là gì?
Triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh gai xương là đau, sau đó là tê và nhạy đau ở các vùng bị ảnh hưởng. Ví dụ như:
Nếu gai xương gót chân, bạn sẽ đau chân và đi lại khó khăn.
Gai cột sống có thể gây tê, đau, yếu và ảnh hưởng đến tư thế. Những gai xương này có thể chèn ép tủy sống hoặc các rễ thần kinh của nó và có thể gây yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân của bạn.
Gai xương hông khiến bạn cảm thấy đau khi cử động hông, mặc dù bạn có thể cảm thấy đau ở đầu gối.
Nếu gai xương gây đè nén lên dây thần kinh, một số bệnh nhân còn mất kiểm soát các phần trên cơ thể như mất kiểm soát bàng quang, ruột.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị đau hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp hoặc nếu bạn gặp khó khăn khi cử động khớp thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai xương?
Nguyên nhân chính của bệnh gai xương là do viêm, thường từ viêm khớp xương hoặc viêm gân. Đối với những tình trạng này, cơ thể cố gắng chữa lành bằng cách huy động canxi trực tiếp vào các vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến hình thành gai xương. Viêm ở các vị trí khác nhau dẫn đến gai xương ở các vị trí khác nhau, ví dụ như gai cột sống là do viêm dây chằng cột sống; gai gót chân là do viêm dây chằng Achilles, v.v..
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh gai xương?
Bệnh gai xương là tình trạng rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương?
Khi nói về các vấn đề xương, người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh gai xương xảy ra ở người trên 60 tuổi hoặc hơn, nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị bệnh này.
Chấn thương, thoái hóa khớp, đĩa đệm hay thậm chí tư thế sai đều có thể gây ra gai xương bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài ra, di truyền và dinh dưỡng cũng có liên quan đến bệnh. Người bị viêm khớp xương, viêm khớp hoặc hẹp cột sống sẽ dễ mắc bệnh gai xương.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gai xương?
Bạn có thẻ được khám lâm sàng để xác định vùng đau. Các xét nghiệm khác cần thiết, bao gồm siêu âm, kiểm tra độ dẫn điện X-quang, MRI và CT scan, giúp hoạch địch kế hoạch điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gai xương?
Tìm hiểu thêm: Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường
Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm corticosteroid tại chỗ để làm giảm sưng đau do viêm. Tuy nhiên, phương pháp này lệ thuộc vào vùng bị gai xương. Trong các trường hợp nặng như gai xương gây các vấn đề về thần kinh, bạn cần phải phẫu thuật bỏ các gai.
Một số phương pháp điều trị thông dụng khác có thể dùng như tập thể dục để tăng cường độ vững chắc của xương cũng như sức chịu đựng của cơ, chế độ ăn lành mạnh cung cấp các chất dinh dưỡng cho xương. Bệnh gai xương không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp nếu không làm cản trở hoạt động hằng ngày của bạn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gai xương?
>>>>>Xem thêm: Công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm
Mặc dù không thể ngăn ngừa gai xương hoàn toàn nhưng bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Luôn giữ tư thế đứng và ngồi tốt;
- Duy trì sức khỏe tốt;
- Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng giúp giảm viêm và hỗ trợ sụn khớp;
- Duy trì cân nặng cơ thể phù hợp;
- Nghỉ ngơi điều độ;
- Mang giày vừa vặn và thoải mái.
- Ngăn ngừa chấn thương bằng cách khởi động và áp dụng kỹ thuật đúng khi tập thể dục thể thao.
Gai xương có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị gai xương sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp. Hãy luôn lắng nghe cơ thể, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi cần thiết nhé!