Gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay

Tìm hiểu chung

Gãy xương cẳng tay là gì?

Cẳng tay là phần từ khuỷu tay đến cổ tay. Gãy xương cẳng tay là gãy ở thân xương cẳng tay, xảy ra khi có lực mạnh tác động trực tiếp vào thân xương hoặc các phần xương khớp quan trọng khác trên cẳng tay.

Bạn đang đọc: Gãy xương cẳng tay

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương cẳng tay là gì?

Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn sẽ có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Biến dạng cẳng tay
  • Cử động bất thường
  • Có tiếng lạo xạo trong xương
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Mất cơ năng

Bạn có thể gặp các triệu chứng gãy xương cẳng tay khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiệu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương cẳng tay?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân thông thường gây gãy xương cẳng tay là do té ngã, tai nạn giao thông hoặc đánh nhau.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào giúp chẩn đoán gãy xương cẳng tay?

Việc chẩn đoán gãy xương cẳng tay rất quan trọng vì giúp xác định mức độ nghiêm trọng tổn thương ở cánh tay, các khớp và mô mềm lân cận. Bác sĩ sẽ xem cẳng tay của bạn để xác định tình trạng sưng hoặc biến dạng nhẹ hay rõ rệt. Họ cũng kiểm tra xương có bị di lệch ra ngoài không và có bầm tím trên tay hay không.

Bạn cũng được yêu cầu chụp X-quang để thấy chi tiết tình trạng gãy xương ở cẳng tay, khớp khuỷu và cổ tay.

Những phương pháp nào giúp điều trị gãy xương cẳng tay?

Có hai phương pháp chính để điều trị gãy xương cẳng tay: không phẫu thuật và phẫu thuật.

Phương pháp không phẫu thuật gồm:

  • Bó bột: áp dụng cho các trường hợp gãy cẳng tay nhẹ và không có dấu hiệu di lệch.
  • Nắn chỉnh bó bột: áp dụng cho gãy xương cẳng tay không di lệch nghiêm trọng hoặc các tình trạng di lệch.
  • Bó bột tư thế bất động: áp dụng cho trường hợp gãy xương 1/3 trên, gãy 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới.

Các phương pháp phẫu thuật gồm:

  • Mổ mở trực diện nếu gãy xương mở
  • Mổ nội soi kết xương bằng đinh nội tủy
  • Mổ kết xương bằng nẹp vít
  • Mổ kết xương bằng nẹp Lane
  • Mổ kết xương bằng nẹp ép theo trục Danis
  • Mổ kết xương bằng nẹp AO.

Biến chứng

Các biến chứng của gãy xương cẳng tay là gì?

Các biến chứng sớm của gãy xương cẳng tay gồm:

  • Chèn ép khoang.
  • Chèn ép mạch máu, thần kinh.
  • Chọc thủng da dẫn đến gãy hở.

Các biến chứng muộn gồm:

  • Hạn chế động tác duỗi, sấp cẳng tay hay xoay cổ tay
  • Phù nề dai dẳng
  • Hội chứng Volkmann: do điều trị không tốt chèn ép khoang
  • Hội chứng rối loạn dinh dưỡng: do bất động lâu ngày và không luyện tập dẫn đến teo cơ, loãng xương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ nên làm gì để giảm khó chịu và tránh lây lan?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *