Gãy xương cụt là một chấn thương nghiêm trọng có thể gây ra đau đớn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Xương cụt, nằm ở phần cuối của cột sống, tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể. Những tác động từ chấn thương trực tiếp, tai nạn hoặc các vấn đề sức khỏe khác đều có thể dẫn đến tình trạng gãy xương cụt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguy cơ gây ra tình trạng gãy xương cụt, nhằm cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn đọc phòng tránh và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những nguy cơ gây ra tình trạng gãy xương cụt
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Gãy xương cụt là gì?
Xương cụt là một nhóm các xương nhỏ ở dưới cùng của cột sống. Khi bạn ngồi, xương cụt sẽ phải chịu trọng lượng của cơ thể. Do đó, khi bị gãy xương cụt, bạn sẽ rất đau đớn khi ngồi.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương cụt là gì?
Cơn đau xương cụt thường là cục bộ, nghĩa là chỉ tại khu vực chấn thương. Một số hành động có thể làm cơn đau nặng hơn như:
- Ngồi trong thời gian dài
- Ngả người ra sau khi ngồi
- Đứng trong thời gian dài
- Đứng dậy sau khi ngồi
- Nhu động ruột và đi tiểu
Trong một số trường hợp hiếm, người bệnh có thể bị đau thắt lưng hoặc đau lan xuống chân. Bạn cũng cảm thấy cần phải đi đại tiện thường xuyên.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Thực tế các trường hợp gãy xương cụt không phải là tình trạng khẩn cấp, nhưng bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị. Ngoài ra, hãy đi cấp cứu nếu bạn bị đau nghiêm trọng, ngứa và yếu ở một hoặc hai chân.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây gãy xương cụt là gì?
Các cơn đau xương cụt có thể do trật khớp hoặc gãy xương hoàn toàn do ngã hoặc va chạm mạnh. Đôi khi, nếu bạn ngồi quá lâu trên ghế cứng cũng khiến xương cụt bị tổn thương.
Gãy xương cụt cũng thường xảy ra ở người béo phì hơn do xương phải chịu trọng lượng lớn của cơ thể.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ gãy xương này?
Trẻ em có thể mắc nguy cơ gãy xương này do thường xuyên vận động và chơi thể thao. Do các xương ở trẻ vẫn còn linh hoạt nên các chấn thương sẽ không nghiêm trọng. Thời gian hồi phục ở trẻ cũng nhanh hơn người lớn và trẻ hiếm khi phải làm phẫu thuật xương cụt.
Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc tình trạng này cao gấp 5 lần so với nam giới do họ phải mang thai và sinh con.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy xương cụt?
Bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể và chụp X-quang để chẩn đoán xương cụt có bị gãy không và xác định các nguyên nhân khác ngoài chấn thương gây ra cơn đau.
Những phương pháp nào giúp điều trị gãy xương cụt?
Khoảng 90% trường hợp xương cụt gãy không cần phải làm phẫu thuật. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là vật lý trị liệu và dùng gối kê.
Tìm hiểu thêm: Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có béo không và cần lưu ý gì?
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác bao gồm:
- Phục hồi chức năng sàn chậu
- Nắn xương bằng tay và massage
- Kích thích thần kinh bằng điện
- Tiêm steroid
- Phong bế thần kinh
- Kích thích tủy sống
Vật lý trị liệu
Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập kéo giãn dây chằng và tăng cường sức mạnh các cơ hỗ trợ cột sống dưới. Bạn cũng học được cách ngồi đúng, tránh gây ảnh hưởng đến cột sống và xương cụt.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng làm massage và chườm nóng hoặc lạnh để giảm cơn đau cho bạn.
Gối đệm
Đây là các gối đệm được thiết kế chuyên dụng để hỗ trợ hông và mông, đồng thời giúp giảm đau xương cụt.
Thuốc
Bác sĩ thường chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid cho các trường hợp gãy và bầm xương cụt, bao gồm:
- Ibuprofen
- Paracetamol
- Aspirin
- Naproxen
Phẫu thuật
Đối với những người không đáp ứng với các liệu pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần xương cụt.
Phục hồi
>>>>>Xem thêm: Loạn sản cổ tử cung có phải là dấu hiệu ung thư không?
Thời gian phục hồi khi xương cụt gãy là bao lâu?
Thời gian phục hồi phụ thuộc vào tuổi của bạn và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Trẻ em phục hồi nhanh hơn người lớn và người trẻ phục hồi nhanh hơn người lớn tuổi.
Thời gian phục hồi trung bình đối với vết bầm lên đến 4 tuần và mất 12 tuần để bạn phục hồi hoàn toàn.
Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nhận biết và hiểu rõ các nguy cơ gây ra tình trạng gãy xương cụt là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các chấn thương không mong muốn. Từ những tai nạn thường gặp, các hoạt động thể thao đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, việc phòng ngừa và chăm sóc xương cụt đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gãy xương và duy trì chất lượng cuộc sống. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về những nguy cơ tiềm ẩn và cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe xương cụt của mình.