Gãy xương khuỷu tay là một chấn thương thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Chấn thương này gây đau đớn, thậm chí không thể cử động tay, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy gãy xương khủy tay cần được sơ cứu và điều trị như thế nào? Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Bạn đang đọc: Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành và các biện pháp điều trị, phòng ngừa
Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cách điều trị và phục hồi chức năng cho người chấn thương gãy xương khuỷu tay, thời gian lành lại của chấn thương này qua những thông tin sau đây nhé!
Nội Dung
1. Điều trị gãy xương khuỷu tay như thế nào?
Khi sơ cứu khẩn cấp chấn thương khuỷu tay, bác sĩ có thể nẹp nâng để giữ cố định vị trí khuỷu tay bị gãy của bệnh nhân. Ngoài ra, sơ cứu cũng bao gồm:
- Chườm lạnh để giảm sưng đau.
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen,…
Sau khi sơ cứu, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá chấn thương ở khuỷu tay của bệnh nhân để xác định có cần phẫu thuật hay không. Không phải trường hợp gãy vỡ xương khuỷu tay nào cũng cần phẫu thuật. Và chính phương thức điều trị gãy xương cũng là nhân tố quyết định câu trả lời cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành.
Điều trị bảo tồn
Đối với các trường hợp gãy xương nhẹ, không xảy ra di lệch (xương bị gãy nhưng vẫn nằm đúng vị trí) thì thường không cần phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh sẽ được cố định vết thương bằng nẹp, bó bột để xương tự liền lại. Trong quá trình chữa lành này, bệnh nhân cần tiến hành chụp X-quang định kỳ để đảm bảo mảnh xương gãy không di chuyển khỏi vị trí.
Nếu mảnh xương vỡ di chuyển khi đang điều trị, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để ghép các mảnh xương lại với nhau.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật thường được yêu cầu đối với các trường hợp gãy xương khuỷu tay như:
- Gãy xương khuỷu tay di lệch.
- Gãy xương hở (các mảnh xương đã làm thủng da ra ngoài).
Do nguy cơ nhiễm trùng cao nên các vết thương gãy xương hở cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, thường là trong vòng vài giờ sau khi chẩn đoán. Lúc này, bệnh nhân có thể được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và mũi tiêm phòng uốn ván. Việc phẫu thuật bao gồm làm sạch các vết cắt do xương gãy, bề mặt xương; đặt các mảnh xương gãy trở lại vị trí, ngăn chúng không bị xê dịch cho đến khi lành lại.
Phục hồi chức năng
Dù điều trị phẫu thuật hay không thì việc phục hồi chức năng là cần thiết. Vì kể cả khi điều trị bảo tồn, tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau khi bó bột xảy ra rất phổ biến. Bệnh nhân cần tập luyện để lấy lại chức năng vận động như bình thường.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập đặc biệt giúp cải thiện phạm vi chuyển động, giảm độ cứng của xương khớp, tăng cường sức mạnh của cơ bắp trong khuỷu tay.
Trong vài tuần, bệnh nhân tuyệt đối không dùng tay bị thương để nâng, đẩy hoặc kéo bất kỳ vật gì.
2. Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Thời gian phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ chấn thương và phương pháp điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, người bị gãy xương khuỷu tay phải nẹp cố định hay bó bột ít nhất từ 3-6 tuần. Sau đó, người bệnh được vận động nhẹ nhàng. Nhiều người có thể phục hồi lại chức năng vận động và sinh hoạt thường ngày sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành hoàn toàn thì có thể mất thời gian từ 1 năm hoặc hơn.
Một số trường hợp hình ảnh X-quang cho thấy xương khuỷu tay của bệnh nhân đã lành lại hoàn toàn nhưng chức năng chuyển động ở khuỷu tay vẫn còn hạn chế. Đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian.
Thay vì quá lo lắng trong trường hợp của mình, gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: Người bị gãy xương nên ăn gì để hồi phục nhanh hơn
3. Phòng ngừa gãy xương khuỷu tay
Tìm hiểu thêm: Tăng chiều cao ở độ tuổi 15 và 20 có gì khác nhau?
>>>>>Xem thêm: Suy tim sung huyết (suy tim)
Qua câu trả lời cho vấn đề gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành kể trên, hẳn bạn đã biết chấn thương này cần thời gian lâu dài để hồi phục hoàn toàn. Do đó, dù không thể ngăn ngừa tuyệt đối, bạn cũng nên hạn chế nguy cơ gãy xương với các lời khuyên sau đây:
- Mang các thiết bị bảo hộ khuỷu tay thích hợp khi chơi thể thao.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
- Học và tập luyện chính xác kỹ thuật trước khi tham gia các môn thể thao thi đấu.
Qua những thông tin trên đây hi vọng bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành và cách để chữa trị tình trạng này. Đối với trẻ nhỏ thường xuyên chấn thương té ngã, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý quan sát con để phát hiện kịp thời các dấu hiệu gãy vỡ xương nhé!