Khi chuẩn bị cho quá trình sinh đẻ, việc lựa chọn phương pháp giảm đau phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất mà mọi người phải đối mặt. Trong số các phương pháp này, tiêm thuốc giảm đau khi sinh thường là một trong những phương tiện được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Với mục đích giúp đỡ và cung cấp thông tin chính xác nhất, bài viết này sẽ đi sâu vào giải đáp 10 thắc mắc phổ biến nhất về tiêm thuốc giảm đau khi sinh, từ cơ chế hoạt động đến các hiệu quả và tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về tiêm thuốc giảm đau khi sinh
Trong bài viết này, Kenshin giải đáp 10 thắc mắc thường gặp xoay quanh việc giảm đau khi sinh bằng hình thức gây tê ngoài màng cứng, mời bạn cùng theo dõi.
Nội Dung
- 1 1. Tại sao các mẹ bầu cần phải được giảm đau khi sinh?
- 2 2. Giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?
- 3 3. Gây tê ngoài màng cứng có đau không?
- 4 4. Gây tê ngoài màng cứng thực chất là tiêm thuốc tê trực tiếp vào dây thần kinh hoặc trong ống cột sống?
- 5 5. Nếu được giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu có thể sinh thường được không?
- 6 6. Mẹ bầu nhận được những lợi ích gì nếu áp dụng giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng?
- 7 7. Mẹ bầu giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể gặp những nguy cơ nào?
- 8 8. Mẹ bầu giảm đau khi sinh, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
- 9 9. Trong trường hợp nào mẹ bầu sẽ không được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh?
- 10 10. Thời điểm mẹ bầu được tiến hành gây tê ngoài màng cứng là khi nào?
1. Tại sao các mẹ bầu cần phải được giảm đau khi sinh?
Những cơn đau xảy ra trong lúc chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu đau đớn, vật vã, thậm chí là gào thét, khóc lóc… nên rất dễ dẫn đến kiệt sức. Mức độ đau sẽ tăng dần từ lúc mẹ bầu bắt đầu có những cơn đau báo hiệu chuyển dạ cho đến lúc sinh. Việc áp dụng biện pháp giảm đau khi sinh không chỉ làm cho mẹ bầu giảm cảm giác đau khi chuyển dạ mà còn giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau cuộc vượt cạn.
2. Giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả giúp phụ nữ mang thai bớt đau đớn trong lúc chuyển dạ và sinh con. Cũng có nhiều mẹ thắc mắc có nên tiêm giảm đau khi sinh thường không? Thực chất phương pháp gây tê này được áp dụng cho cả hình thức sinh thường lẫn sinh mổ.
Để có thể tiến hành gây tê màng cứng, bác sĩ gây mê sẽ tiến hành tiêm, truyền thuốc tê qua một dây truyền nhỏ vào khoang ngoài màng cứng xung quanh các dây thần kinh cột sống ở vùng lưng. Thuốc sẽ có tác dụng sau khoảng 5 – 10 phút, gây tê cho khu vực phía trên và phía dưới vùng được tiêm thuốc. Thuốc được truyền liên tục để giúp giảm đau cho mẹ bầu đến khi hoàn tất ca sinh. Trong suốt ca sinh, bạn vẫn luôn tỉnh táo.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm đẻ thường: 19 cách sinh thường dễ dàng, không đau
3. Gây tê ngoài màng cứng có đau không?
Nhiều mẹ bầu rất lo lắng việc phải gây tê ngoài màng cứng vì sợ đau, sợ kim tiêm… Thực tế, những ai đã từng gây tê ngoài màng cứng đều có chung nhận xét rằng việc thực hiện thủ thuật này dễ chịu hơn nhiều so với cảm giác đau khi bị tiêm chích để truyền dịch, thậm chí mức độ đau chẳng là gì so với cơn co thắt tử cung khi sinh.
Quá trình tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 5 giây, bạn có thể cảm nhận được thuốc đang được truyền vào cơ thể qua kim tiêm. Sau 5 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm đau và đạt đỉnh sau khoảng 10 phút, cơn đau khi sinh con của bạn sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khoảng 15 phút.
4. Gây tê ngoài màng cứng thực chất là tiêm thuốc tê trực tiếp vào dây thần kinh hoặc trong ống cột sống?
Tìm hiểu thêm: Đau nhức vùng kín khi mang thai có sao không? Mẹ nên làm thế nào?
Nhiều người thường cho rằng gây tê ngoài màng cứng thực chất là tiêm thuốc tê trực tiếp vào dây thần kinh hoặc trong ống cột sống. Sự thật không phải như vậy. Bác sĩ gây tê sẽ tiến hành tiêm, luồn ống thông vào khoang ngoài màng cứng nơi các dây thần kinh chạy ngang qua và truyền thuốc gây tê vào.
5. Nếu được giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu có thể sinh thường được không?
Phương pháp giảm đau khi sinh bằng gây tê ngoài màng cứng không gây ảnh hưởng đến việc sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu. Để có thể đưa ra chỉ định về hình thức sinh, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi, tình trạng nước ối… để đảm bảo mẹ bầu lẫn thai nhi được an toàn.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách giảm đau khi chuyển dạ và những tác dụng phụ nên lưu ý
6. Mẹ bầu nhận được những lợi ích gì nếu áp dụng giảm đau khi sinh bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng?
Việc tiến hành giảm đau khi sinh giúp mẹ bầu nhận được các lợi ích sau:
- Giảm cảm giác đau khi có cơn gò, khi sổ thai, khi cắt, khâu tầng sinh môn hoặc khi mổ, khâu vết thương.
- Nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Thế nên, bác sĩ thường chỉ định các thai phụ có vấn đề về sức khỏe như: bệnh tim, cao huyết áp, hen suyễn… tiến hành giảm đau khi sinh. Điều này nhằm tránh những hậu quả xấu của cơn đau đẻ gây ra.
- Nếu phải sinh mổ hoặc làm thủ thuật sau sinh (bóc nhau, may tầng sinh môn…), bạn sẽ tiếp tục được giảm đau thông qua phương pháp giảm đau này.
7. Mẹ bầu giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể gặp những nguy cơ nào?
Tác dụng phụ hoặc tác hại của việc tiêm thuốc giảm đau khi sinh có nghiêm trọng không? Sau khi gây tê, mẹ bầu thường có cảm giác nặng ở hai chân và tê nhẹ, huyết áp có giảm nhẹ thoáng qua khiến bạn cảm thấy choáng váng, buồn nôn hay ớn lạnh trong chốc lát. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị.
Sau ca sinh, một số sản phụ có thể bị nhức đầu khi ngồi dậy hoặc cảm thấy đau lưng nơi vết tiêm. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp (chỉ xảy ra với khoảng 0,04% ca), tình trạng đau lưng sẽ phục hồi hoàn toàn.
8. Mẹ bầu giảm đau khi sinh, thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng dùng thuốc tê nồng độ thấp nên không ảnh hưởng đến em bé. Thực chất nếu không gây tê, cơn đau đẻ sẽ kích thích cơ thể mẹ bầu giải phóng các hormone gây stress vào trong mạch máu. Điều này làm tăng nhịp tim cũng như tăng chuyển hướng máu từ tử cung, tăng thông khí dẫn đến tình trạng chuyển máu ra khỏi nhau thai. Gây tê ngoài màng cứng sẽ ngăn chặn hiện tượng này. Do đó, mẹ bầu lẫn thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác dụng phụ nào.
9. Trong trường hợp nào mẹ bầu sẽ không được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh?
Việc giảm đau khi sinh bằng gây tê ngoài màng cứng không được chỉ định cho mẹ bầu có một trong các trường hợp như:
- Xuất huyết
- Đang bị sốt
- Đau cột sống
- Nhiễm trùng máu
- Dị ứng với thuốc tê
- Chảy máu bất thường
- Cổ tử cung mở dưới 4cm
- Nhiễm trùng da vùng lưng
- Sử dụng thuốc làm loãng máu
- Kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng tiểu cầu thấp
- Chuyển dạ quá nhanh và không có đủ thời gian dùng thuốc
10. Thời điểm mẹ bầu được tiến hành gây tê ngoài màng cứng là khi nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng cho mẹ bầu khi nhận thấy cổ tử cung đã mở khoảng 4 – 5 cm và bạn đang có dấu hiệu chuyển dạ tích cực.
Tiêm thuốc giảm đau khi sinh là một lựa chọn đáng xem xét để giảm đau và làm cho quá trình sinh đẻ trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, quyết định sử dụng phương pháp này cần được thảo luận và đưa ra dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Hy vọng rằng việc giải đáp các thắc mắc phổ biến trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm thuốc giảm đau khi sinh và có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân và em bé của mình.