Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Bạn có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh hay còn gọi là có dấu hiệu tới tháng nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu ban đầu của những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về tình trạng này! 

Bạn đang đọc: Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Bạn cảm thấy chướng bụng, trở nên khó tính hay mệt mỏi hơn, thậm chí là co thắt bụng dưới và nổi mụn nhiều trên mặt? Đây là những dấu hiệu giống như khi kỳ kinh nguyệt sắp đến hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt. Song bạn không hề hành kinh. Vậy nếu có những dấu hiệu có kinh nhưng không ra máu là vì sao? Dưới đây là 9 nguyên nhân khiến bạn có dấu hiệu đến tháng nhưng không có kinh.

1. Chu kỳ không rụng trứng

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng có kinh nhưng lại không có kinh hoặc đến kỳ kinh nguyệt nhưng không ra máu thì có thể tháng đó bạn không rụng trứng. Có khoảng 10 – 18% chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là chu kỳ không rụng trứng.

Chu kỳ không rụng trứng có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc liên quan đến một vấn đề khác như dinh dưỡng, trọng lượng cơ thể hoặc tiền mãn kinh.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu không rụng trứng, cảnh báo nguy cơ vô sinh cần sớm nhận biết

2. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh: Dấu hiệu bạn đã có thai

Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Có dấu hiệu kinh nguyệt nhưng không có kinh có thể là do bạn đã mang thai. Nếu bạn đã quan hệ tình dục không tránh thai, sử dụng biện pháp tránh thai bằng xuất tinh ngoài hay quên uống thuốc tránh thai, bạn nên kiểm tra xem mình có thai hay không. Rất nhiều triệu chứng của mang thai sớm gồm đau căng vú, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, co thắt bụng dưới đều tương tự như khi bạn sắp hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.

Khi mới mang thai, bạn có thể ra một ít máu trong khoảng thời gian dự kiến mà kỳ “đèn đỏ” xuất hiện, nhưng đó là phản ứng của nội mạc tử cung khi phôi thai đến làm tổ chứ không phải kinh nguyệt thật sự. Nếu nghi ngờ bản thân mang thai, bạn có thể dùng que thử thai tại nhà. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể thử lại sau 3 đến 4 ngày hoặc đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhé.

Có thể bạn quan tâm

21 dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết

3. Có dấu hiệu đến tháng nhưng không có kinh do bệnh lý tại tuyến giáp

Tại sao có dấu hiệu có kinh nhưng không ra máu? Lúc này, bạn có thể nghĩ tới những bệnh lý ở tuyến giáp.

Tuyến giáp nằm ở vùng trước cổ, có chức năng điều hòa nhiều hoạt động của cơ thể, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, khi tuyến giáp gặp vấn đề bất thường, cơ thể sẽ không sản xuất lượng hormone thích hợp, dù là cường giáp hay suy giáp đều sẽ ảnh hưởng đến hormone FSH và LH. Hai hormone này có vai trò điều hòa sự rụng trứng, chu kỳ kinh của bạn sẽ không đều nếu nồng độ FSH và LH bất thường.

Bạn có thể phải chịu đựng các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt trong thời gian dài. Tuyến giáp điều hòa chức năng não bộ khiến bạn xuất hiện các vấn đề về tâm thần như thay đổi tâm trạng thất thường. Bạn có thể bị ra máu âm đạo ít hay co thắt bụng dưới do lớp nội mạc tử cung cứ dày lên mà không bong tróc khi không có sự rụng trứng.

Nếu đến ngày nhưng không có ra máu, kèm theo đó là sự xuất hiện các dấu hiệu của tuyến giáp như sụt cân hay tăng cân nhanh chóng, run tay, hồi hộp, mệt mỏi nhiều, bạn hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

4. Tránh thai bằng hormone

Nguyên nhân có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là gì? Câu trả lời là tình trạng này có thể là do tác dụng phụ của phương pháp tránh thai bằng hormone.

Một trong những tác dụng phụ phổ biến của dụng cụ tránh thai chứa hormone là mất kinh. Vì dụng cụ tử cung làm mỏng nội mạc tử cung nên kỳ kinh sẽ không xuất hiện.

Thuốc tránh thai có thể khiến bạn ra ít máu âm đạo chứ không khiến bạn ra máu nhiều như kỳ kinh thật sự. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn trải qua các triệu chứng như đau căng vú tương tự như trong kỳ kinh.

5. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do stress

Tìm hiểu thêm: Sưng lưỡi là bệnh gì? “Điểm mặt” 8 nguyên nhân cần chú ý

Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

Tại sao có dấu hiệu có kinh nhưng không ra máu? Câu trả lời là tình trạng căng thẳng hay stress là lý do thường gặp khi bạn bị mất kinh. Vì căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng nhiều hormone khác trong cơ thể bao gồm các hormone điều hòa sự rụng trứng và tử cung. Khi bạn bị căng thẳng, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không bong tróc được, kỳ kinh bạn sẽ không đều và bạn cũng sẽ bị co thắt bụng dưới.

Bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa, tập thể dục hay yoga, sử dụng thuốc cần thiết để giúp giảm thiểu căng thẳng cho bản thân, giúp kỳ kinh của bạn đều đặn trở lại.

6. Hội chứng đa nang buồng trứng

Tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng.

Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng mà bạn có dư lượng hormone androgen trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc, tăng cân và nhạy cảm với insulin.

Bệnh có thể khiến bạn xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng, gây ra máu âm đạo bất thường. Hội chứng trên khiến nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và khi các nang này vỡ ra có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng giống như trong kỳ kinh vậy. Việc lông tóc phát triển bất thường liên quan đến mất cân bằng hormone có thể bạn sẽ bỏ qua hay nhầm lẫn tăng cân trong hội chứng này liên quan đến sự chướng bụng trong kỳ kinh.

Có khoảng 20% phụ nữ trên thế giới mắc phải hội chứng này, thường gặp trên những người thừa cân béo phì hay mang tính di truyền. Bạn nên khám nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng buồng trứng đa nang, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng bạn sẽ được dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và giúp chu kỳ kinh đều đặn trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Buồng trứng nằm ở đâu? Bật mí mọi thông tin thú vị về buồng trứng

7. Đau bụng kinh nhưng không ra máu do polyp tử cung

Một nguyên nhân nữa khiến bạn có dấu hiệu kinh nguyệt nhưng không có kinh là do polyp tử cung. Đây là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung. Polyp trong tử cung có thể khiến bạn bị đau bụng và khó chịu như khi bạn sắp hành kinh.

Bởi vì polyp có thể khiến bạn khó mang thai, thậm chí tiến triển ung thư tử cung, bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ polyp. Hiện nay đã có biện pháp cắt polyp qua nội soi âm đạo tử cung khá đơn giản và phổ biến.

8. Tới tháng nhưng không ra máu do u nang buồng trứng

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng của bạn sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng trứng, nhưng chỉ một nang là có thể phóng noãn. Mặc dù các nang khác thường sẽ tự thoái hóa, nhưng thỉnh thoảng các nang ấy vẫn tồn tại trong buồng trứng.

U nang buồng trứng cũng xảy ra khi bạn không có sự rụng trứng tương tự như hội chứng đa nang buồng trứng. U nang buồng trứng thường không gây triệu chứng nhưng thỉnh thoảng lại làm bạn thấy đau bụng dưới giống đau bụng kinh hay thậm chí đau dữ dội đến mức phải nhập cấp cứu. Vì thế, bạn nên khám nếu bị đau bụng bất thường như trên.

9. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do nhiễm trùng phụ khoa

Giải đáp: Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là vì sao?

>>>>>Xem thêm: Búp bê tình dục là gì? Cách làm tình với búp bê tình dục an toàn

Một vài vi khuẩn lây bệnh qua bệnh tình dục như lậu cầu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây co thắt hay đau vùng bụng dưới tương tự như khi bạn hành kinh.

Khi bị viêm nhiễm, bạn cần đi khám và sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn bị sốt, buồn nôn hay đau bụng mà dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Bạn không nên chủ quan khi thấy mình có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh. Đôi lúc đó chỉ là sự xáo trộn nhỏ của hormone trong cơ thể, nhưng cũng có thể là báo hiệu của mang thai hay nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Vì thế, bạn hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường nhé!

Có thể bạn quan tâm

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần TúyPhượng (tỉnh Tiền Giang).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *