Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú là thắc mắc rất thường gặp. Thực tế, đa phần bản thân tình trạng mẹ bị dị ứng không ảnh hưởng đến bé hay nguồn sữa mẹ nên mẹ có thể cho bé bú bình thường.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

Sữa mẹ mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng cho trẻ nhỏ bao gồm bảo vệ khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, giúp trẻ thông minh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai như đái tháo đường và béo phì. Hơn hết, việc nuôi con bằng sữa mẹ tạo ra mối liên kết đặc biệt giữa mẹ và con. Thế nên khi mẹ bị dị ứng việc có tiếp tục cho con bú hay không được đặc biệt quan tâm.Mẹ bị dị ứng cho con bú liệu có khiến bé cũng bị dị ứng hoặc phát triển không tốt? Nếu uống thuốc thì có được không và nên uống thuốc gì? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn để được giải đáp tất tần tật những thắc mắc kể trên.

Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú?

Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

Thực tế có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc mẹ bị dị ứng có cho con bú được không hay mẹ bị dị ứng có nên cho con bú? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng mà mẹ gặp phải. Trường hợp bị dị ứng thực phẩm, mẹ nên tạm ngưng việc cho bé bú cho đến khi tình trạng dị ứng được điều trị xong. Nguyên do là bởi dị ứng là bệnh có tính gia đình, nếu mẹ bị dị ứng vì một loại thực phẩm nào đó thì trẻ có thể có nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm mà mẹ đã dùng thông qua sữa mẹ. Protein trong thức ăn mẹ ăn sẽ đi vào sữa mẹ và gây ra phản ứng dị ứng cho trẻ. Các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị dị ứng thực phẩm thông qua sữa mẹ bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Viêm ruột kết
  • Phân có máu
  • Bệnh chàm
  • Viêm mũi
  • Quấy khó
  • Trằn trọc, khó ngủ…
  • Mỗi trẻ sẽ có phản ứng khác nhau nên bé cưng của bạn có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng kể trên. Do đó, trong trường hợp này khi mẹ bị dị ứng và bé có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào mẹ cũng nên để ý, đưa con đi khám kịp thời.

    Ngoài tình trạng dị ứng với thực phẩm thì trong một số trường hợp, mẹ bị dị ứng vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong khi có phản ứng dị ứng. Vậy cho con bú uống thuốc dị ứng được không hay đang cho con bú uống thuốc dị ứng được không? Câu trả lời là có thể. Bởi hiện có rất nhiều loại thuốc trị dị ứng cho mẹ nuôi con bú mà không làm ảnh hưởng đến em bé thông qua nguồn sữa hoặc sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, dù vậy, mẹ vẫn cần thận trọng bởi một số loại thuốc có thể có tác dụng an thần và có thể làm giảm lượng sữa mẹ.

    Mẹ bị dị ứng khi đang cho con bú: Dùng thuốc như thế nào?

    Tìm hiểu thêm: Thu nhỏ lỗ chân lông ở mũi với các mẹo đơn giản

    Giải đáp: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và các vấn đề liên quan!

    >>>>>Xem thêm: Bạn biết gì về công dụng làm đẹp da của kojic acid?

    Mẹ đang cho con bú uống thuốc dị ứng được không hoặc thuốc dị ứng cho phụ nữ cho con bú là những thuốc nào? Câu trả lời sẽ có cụ thể ngay dưới đây!

    Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bị dị ứng khi đang cho con bú cần hết sức thận trọng ở việc dùng thuốc, cần tham vấn ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. Hiện có rất nhiều loại thuốc giúp mẹ điều trị các triệu chứng dị ứng chẳng hạn như thuốc kháng histamine, corticosteroid, thuốc thông mũi, tiêm chống dị ứng. Dưới đây là các loại thuốc thường được sử dụng và an toàn với những mẹ đang cho con bú mà bạn có thể tham khảo:

    1. Thuốc kháng histamine

    Thuốc kháng histamine là một trong những loại thuốc dị ứng cho phụ nữ cho con bú mà các mẹ bỉm có thể dùng. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng như sốt, phát ban, viêm kết mạc, côn trùng cắn. Loại thuốc này được chia thành 2 loại là thuốc kháng histamine thế hệ 1 và 2.

  • Thuốc kháng histamine thế hệ 1 gồm diphenhydramine (Benadryl), chlorpheniramine (Aller-Chlor) và brompheniramine (Bromine hoặc Dimetapp)
  • Thuốc kháng histamine thế hệ 2 như loratadine (Claritin), desloratadine (Clarinex) và fexofenadine (Allegra).
  • Thuốc kháng histamine thế hệ 1 thường có tác dụng an thần, trong khi thuốc thế hệ 2 không có tác dụng này. Điều này giải thích vì sao đa phần các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ nên ưu tiên chọn thuốc kháng histamine thế hệ 2.

    Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ sử dụng, thuốc kháng histamine cũng chỉ đi vào sữa mẹ một lượng nhỏ và không gây phản ứng cho bé. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc mẹ bị dị ứng có nên cho con bú khi đang dùng thuốc điều trị là có thể sử dụng để giảm các triệu chứng mà không cần lo lắng đến sức khỏe của bé.

    2. Corticosteroid

    Prednisolone là tên một loại thuốc steroid được sử dụng để điều trị một số loại dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mãn tính và viêm da dị ứng. Nếu mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú, prednisolone chỉ xuất hiện một lượng nhỏ trong sữa mẹ, khoảng 40mg và không có khả năng gây ra tác dụng phụ cho bé. Để an toàn, mẹ nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống rồi mới cho bé bú. Do đó, trước khi uống thuốc, mẹ có thể vắt sữa, trữ trong tủ lạnh cho bé dùng dần.

    Corticosteroid cũng có dạng thuốc xịt để giúp giảm nghẹt mũi. Loại thuốc này được coi là an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.

    3. Thuốc thông mũi

    Thuốc thông mũi chủ yếu được sử dụng để giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi và xoang. Nó hoạt động bằng cách giảm chất nhầy trong mũi, từ đó giúp giảm viêm và sưng.

    Các loại thuốc thông mũi không phù hợp cho mẹ đang cho con bú là pseudoephedrine, hay Sudafed và Zyrtec D. Thuốc này có thể ở dạng lỏng hoặc viên. Nguyên nhân là do các loại thuốc này có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra.

    4. Tiêm chống dị ứng (Allergy Shot)

    Nếu thuốc dị ứng không hiệu quả hoặc nếu chúng tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng thì tiêm thuốc chống dị ứng là phương pháp bạn có thể cân nhắc. Phương pháp điều trị này là một dạng liệu pháp miễn dịch trong đó mỗi mũi tiêm có chứa chất gây dị ứng để kích thích hệ miễn dịch.

    Hiện không có chống chỉ định tiêm chống dị ứng trong khoảng thời gian đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu trước kia, bạn chưa từng sử dụng loại thuốc này thì không nên tiêm mũi đầu tiên khi đang cho con bú do có nguy cơ sốc phản vệ rất nguy hiểm.

    Thực hư về việc bú sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi dị ứng

    Nhiều mẹ bỉm thường thắc mắc việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi các phản ứng dị ứng như những lời truyền tai nhau không? Theo các chuyên gia sức khỏe, sữa mẹ có chứa một loại kháng thể được gọi là immunoglobulin A (IgA), đóng vai trò thiết yếu trong hệ miễn dịch. Khi bé bắt đầu dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, IgA sẽ tạo ra một rào cản trong niêm mạc ruột và liên kết với protein mà nó bị nhạy cảm. Từ đó giúp giảm thiểu và tránh được các phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1995 đã kết luận rằng việc cho con bú có thể là biện pháp để bảo vệ bé khỏi các bệnh dị ứng như chàm, dị ứng thức ăn và dị ứng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

    Qua những chia sẻ trên, hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi mẹ bị dị ứng có nên cho con bú và những loại thuốc dị ứng cho phụ nữ cho con bú an toàn. Nếu bị dị ứng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng đừng quá lo bởi có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn mà không gây hại cho em bé.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *