Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

“Sốt siêu vi có tắm được không?” hay “bị sốt có nên gội đầu không” là những thắc mắc mà nhiều người bệnh muốn được giải đáp. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng khi bị sốt nên thì nên kiêng nước, tránh tắm gội nếu không bệnh sẽ nặng thêm. Vậy thực hư của việc này ra sao? Khi bị sốt cần vệ sinh cơ thể thế nào để tránh triệu chứng nặng thêm? 

Bạn đang đọc: Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

Sốt siêu vi (hay sốt virus) là tình trạng sốt do cơ thể bị nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở những người đang có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, người cao tuổi.

Hầu hết trường hợp sốt siêu vi có thể tự khỏi sau khoảng 5–7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sốt có khi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác như sốt xuất huyết, viêm màng não… nhất là đối với trẻ em. Do đó, nếu sốt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Trong quá trình sốt siêu vi, nhiều người thường có quan niệm kiêng tắm rửa, không đụng nước vì sợ bệnh sẽ nặng hơn. Tuy nhiên điều đó có thực sự đúng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để trả lời cho thắc mắc sốt siêu vi có được tắm không và bị sốt siêu vi nên ăn gì nhé!

Giải đáp thắc mắc: Sốt siêu vi có tắm được không, được gội đầu không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt 

Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

Khi đang bị sốt có nên tắm hay đang sốt có nên tắm, bị sốt có nên gội đầu không… là những thắc mắc rất thường gặp. Bởi nếu  không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bạn thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt hơn.

1. Sốt siêu vi có tắm được không? 

Người bệnh sốt siêu vi thường cảm thấy rất mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi trên giường với chiếc chăn yêu thích. Ngoài ra, những quan niệm như sốt siêu vi cần kiêng tắm khiến không ít người lo lắng không biết khi bị sốt siêu vi có thể tắm như bình thường được không.

Vậy sốt siêu vi có được tắm không? Sự thật là tắm khi sốt có thể giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể, làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi bạn đắp chăn suốt ngày, nhiệt lượng trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho quá trình hạ sốt gặp nhiều khó khăn.

Tắm sẽ giúp giải phóng bớt nhiệt cho cơ thể tạm thời, cũng như làm cho bạn cảm thấy sạch sẽ, thoải mái và phục hồi tâm trạng tốt hơn. Việc tắm bằng nước ấm còn làm giãn mạch ngoại vi, giúp hạ sốt và phòng tránh các cơn co giật hiệu quả.

Bạn có thể tắm bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen nhưng vẫn phải đảm bảo giữ ấm cơ thể trước, trong, sau khi tắm và phòng tắm kín gió. Tắm bằng nước lạnh có thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn để không cảm thấy lạnh, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Lưu ý là trước khi tắm, bạn có thể uống một cốc nước ấm và sau khi tắm cần lau người thật khô, tránh để cho cơ thể bị nhiễm lạnh. Nếu vẫn lo lắng, bạn có thể vệ sinh cá nhân bằng cách lau người bằng nước ấm trong thời gian ngắn.

Có thể bạn quan tâm

Sốt xuất huyết có được tắm không? Cách tắm đúng khi bị sốt xuất huyết

2. Sốt siêu vi gội đầu được không?

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của cận thị nhẹ và cách phòng ngừa

Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt
Người bệnh sốt siêu vi vẫn có thể tắm và gội đầu với nước ấm

Nhiều người thường thắc mắc sốt có nên gội đầu không hay người lớn sốt có được tắm gội không? Bởi tương tự như việc tắm rửa khi sốt siêu vi, người bệnh cũng băn khoăn không biết gội đầu trong thời gian này có ảnh hưởng gì hay không. Thế nhưng, sốt siêu vi thường kéo dài khoảng 1 tuần và nếu bạn không vệ sinh cá nhân sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

Thực tế, người bệnh sốt siêu vi vẫn có thể gội đầu mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến triệu chứng bệnh. Một số lưu ý khi gội đầu trong khi cơ thể đang sốt bao gồm:

  • Dùng nước ấm và gội đầu trong phòng kín gió
  • Thao tác nhanh, gọn, không để cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Nhanh chóng lau, sấy khô tóc và giữ ấm cơ thể sau khi gội đầu. 

Mách bạn cách chăm sóc bản thân khi bị sốt siêu vi

Giải đáp: Sốt siêu vi có tắm được không? Bí quyết vệ sinh cơ thể khi bị sốt

>>>>>Xem thêm: Trẻ em ăn bơ có tốt không? Bật mí 13 công dụng tuyệt vời của quả bơ

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc sốt siêu vi có được tắm không hay sốt có nên gội đầu không, còn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề bị sốt siêu vi nên ăn gì và kiêng gì để mau bình phục? Thực tế, bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ nước và ăn những món ăn đầy đủ dưỡng chất. Hãy tránh tiêu thụ những món ăn dầu mỡ và quá nhiều gia vị.

Nếu sốt cao hoặc sốt kéo dài thì bạn nên uống thuốc hạ sốt không kê đơn để giúp giảm bớt thân nhiệt tạm thời. Sau đó, bạn cần nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể vì sốt làm mất nước nhiều hơn bình thường. Nếu để mất nước nặng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, bạn không nên trùm chăn quá kín hay mặc quần áo ấm quá mức vì sẽ khiến khả năng điều nhiệt của cơ thể hoạt động không tốt. Từ đó, tình trạng sốt có khi trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu sử dụng điều hòa trong phòng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, nên giữ ổn định ở mức 28ºC. Khi sử dụng quạt, tránh để quạt thổi trực tiếp vào người, đồng thời nên mở rộng các cửa phòng để giúp không khí lưu thông.

Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình cũng nên có nhiệt kế để theo dõi chính xác thân nhiệt. Nếu sốt liên tục dài ngày hoặc triệu chứng không cải thiện sau khi uống thuốc và thực hiện các cách hạ sốt tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Sốt siêu vi là bệnh truyền nhiễm rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là khi thời tiết thay đổi. Do đó, bạn cần chuẩn bị những thuốc và vật dụng thiết yếu trong nhà để chăm sóc bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi sốt siêu vi có được tắm không và có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị triệu chứng phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *