Ngò tây là loại rau gia vị mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, xuất hiện tương đối phổ biến trong nhiều món ăn từ Âu sang Á. Vậy bà bầu ăn rau ngò tây có được không hay có thai ăn rau ngò tây có sao không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn rau ngò tây có an toàn không?
Khi mang thai, các mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc ăn uống. Tất cả thực phẩm, thảo dược, gia vị mà bạn sử dụng mỗi ngày đều cần phải chú ý để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thói quen sử dụng ngò tây trong khi chế biến món ăn nhưng băn khoăn không biết có nên tiếp tục dùng loại rau gia vị này trong thai kỳ hay không. Nguyên do là bởi có ý kiến cho rằng một số loại dầu có trong rau mùi tây có nguy cơ gây ra các cơn co thắt sớm gây sảy thai, sinh non hoặc thậm chí gây tổn thương thận. Những chia sẻ dưới đây của Kenshin.vn chắc chắn sẽ giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này đấy.
Nội Dung
- 1 Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn rau ngò tây có an toàn không?
- 2 Bà bầu ăn ngò tây quá nhiều có thể phải đối mặt với những vấn đề gì?
- 3
- 4 Bà bầu ăn rau ngò tây: Giải đáp 8 thắc mắc thường gặp
- 4.1 1. Phụ nữ mang thai có thể ăn bao nhiêu rau ngò tây mỗi ngày?
- 4.2 2. Bà bầu ăn ngò tây có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao khi mang thai?
- 4.3 3. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu khi mang thai?
- 4.4 4. Bà bầu ăn ngò tây giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai?
- 4.5 5. Bà bầu ăn rau ngò tây giúp cải thiện tình trạng giữ nước và phù nước khi mang thai?
- 4.6 6. Tương tác thuốc
- 4.7 7. Ăn ngò tây sống khi mang thai có an toàn không?
- 4.8 8. Ngoài ngò tây, bà bầu còn nên cẩn thận với những loại rau gia vị nào?
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn rau ngò tây có an toàn không?
Ngò tây là gia vị phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nhiều nền ẩm thực để tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn khác nhau.
Ngò tây còn có tên gọi khác là mùi tây, tên tiếng Anh là Parsley, tên khoa học: Petroselinum crispum Hoff, thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Ngò tây được chia thành 3 loại chính:
- Ngò tây thường: có tên khoa học là Petroselinum crispum có lá dẹt thường trồng ở nơi có khí hậu ấm.
- Ngò tây lá xoăn: Petroselinum neapolitanum có lá xoăn, hương vị thơm và ngọt hơn, thường trồng ở nơi có khí hậu lạnh, khô, có tuyết (Ý, Pháp và một số nước Đông Âu).
- Ngò tây lấy củ: Petroselinum crispum tuberosum. Loại này chủ yếu được trồng để lấy củ.
Cây ngò tây có nguồn gốc bắt đầu từ khu vực Địa Trung Hải. Ngày nay, cây được trồng và sử dụng rộng rãi trên khắp các nơi trên thế giới. Các loại ngò tây lấy củ được trồng nhiều ở các nước châu Âu, Nga. Còn đối với các loài rau ngò tây lấy lá, người dân thường trồng ở nơi có khí hậu lạnh hơn như Bắc Mỹ, Canada… Ở nước ta, cây được di thực không rõ từ bao giờ, hiện ngò tây được bày bán khắp các chợ và siêu thị để phục vụ làm nước ép, gia vị hay trang trí món ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau ngò tây chứa nhiều vitamin, carotenoid, flavonoid, apiol, các terpenoid, coumarin, tocopherol, phenylpropanoid và một số chất béo chất khoáng khác.
Lá chứa hàm lượng cao vitamin (A, C và K), β- carotene, lutein, zeaxanthin, folate, choline, niacin, axit pantothenic.
Với hàm lượng các hoạt chất dồi dào như vậy, loại rau gia vị này đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe khác nhau như: ngăn ngừa ung thư, giúp xương chắc khỏe, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch… Nếu bạn chưa mang thai thì rau ngò tây khá an toàn và mang lại nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, ở trường hợp phụ nữ mang thai thì các chuyên gia cảnh báo mẹ bầu dùng ngò tây quá nhiều có thể gây ra tình trạng kích thích tử cung và các cơn co thắt tử cung làm gia tăng nguy cơ sinh non…. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn rau ngò tây có an toàn không là “không’ nếu mẹ bầu sử dụng với số lượng nhiều nhé!
Bà bầu ăn ngò tây quá nhiều có thể phải đối mặt với những vấn đề gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bà bầu ăn rau ngò tây thường không dẫn đến sảy thai nhưng lại có nguy cơ dẫn đến sinh non nếu ăn với số lượng lớn. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra lượng rau ngò tây mà mẹ bầu có thể tiêu thụ một cách an toàn khi đang mang thai. Do đó, lời khuyên là để chắc chắn không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ hoặc rủi ro sức khỏe nào khi ăn rau ngò tây hay dùng các chiết suất từ ngò tây trong thời kỳ mang thai, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Dưới đây là một số tác dụng của ngò tây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi trong thai kỳ:
- Lá ngò tây có chứa dầu, là một dạng dầu dễ bay hơi. Với người không mang thai, dầu từ cây ngò tây không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nhưng lại có thể gây ra những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn nếu dùng trong thai kỳ. Có ý kiến cho rằng trong một số trường hợp nghiêm trọng, dầu ngò tây cũng có thể làm hỏng thận và gây co giật.
- Ngò tây có chứa apiol và myristicin, là những chất kích thích tử cung, gây co bóp tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm và có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đặc biệt, myristicin có thể tác động trực tiếp đến thai nhi vì nó có thể đi qua nhau thai. Chất này không chỉ làm cho nhịp tim thai tăng lên mà còn có thể khiến người mẹ thấy chóng mặt và mất thăng bằng.
- Nếu có thói quen uống trà từ rau ngò tây hay trà hạt ngò tây, bạn nên từ bỏ thói quen này khi đang mang thai. Bởi điều này có khả năng làm tăng lượng apiol và myristicin mà bạn tiêu thụ thường xuyên, không hề an toàn cho thai kỳ như đã nêu ở trên.
- Việc tiêu thụ dầu ngò tây, với số lượng lớn, cũng có thể gây ra các vấn đề về huyết sắc tố trong máu thai nhi của bạn.
- Trong một số trường hợp, ăn rau ngò tây khi mang thai cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị dị ứng, đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với các loại cây gia vị hay củ quả như thì là, rau mùi, cà rốt, cần tây… Những người thường xuyên tiếp xúc với rau ngò tây sẽ bị dị ứng khi da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.
Bà bầu ăn rau ngò tây: Giải đáp 8 thắc mắc thường gặp
1. Phụ nữ mang thai có thể ăn bao nhiêu rau ngò tây mỗi ngày?
Như phần trên đã đề cập, hiện không có số liệu chính xác về lượng rau ngò tây mà bà bầu có thể ăn để đảm bảo an toàn. Do đó, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ một lượng lớn ngò tây dù với bất kỳ mục đích gì, chẳng hạn như dùng dầu hoặc chiết xuất rau ngò tây trong việc điều trị vết bầm tím, vết côn trùng cắn và vết nứt nẻ da. Bạn cũng nên cân nhắc về việc tránh dùng trà ngò tây hoặc nước ép rau có rau ngò tây.
2. Bà bầu ăn ngò tây có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao khi mang thai?
Huyết áp cao là một biểu hiện bệnh lý rất đáng lo ngại ở phụ nữ có thai. Biến chứng vô cùng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ là sản giật, tiền sản giật gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất rau ngò tây có thể làm giảm huyết áp ở chuột bị tăng huyết áp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu lâm sàng trên người, đặc biệt là đối tượng phụ nữ có thai. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng ngò tây như một biện pháp nhằm giảm huyết áp cao khi mang thai nhé.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu khi mang thai?
Rau ngò tây là loại rau gia vị giàu sắt nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Ngoài ra, sự hiện diện của vitamin C có trong rau ngò tây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ sắt của cơ thể.
4. Bà bầu ăn ngò tây giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai?
Tìm hiểu thêm: [Bác sĩ sản khoa tư vấn] Ăn gì để dễ thụ thai? Điểm danh 13 thực phẩm “vàng”
Ở phụ nữ có thai, do nồng độ các hormon trong cơ thể thay đổi nên rất dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu. Theo các chuyên gia, rau mùi tây chứa các hợp chất có thể có đặc tính kháng khuẩn và lợi tiểu, đồng thời có thể giúp loại bỏ các mầm bệnh gây bệnh ra khỏi cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng tiểu, bên cạnh việc dùng rau ngò tây với lượng vừa phải, mẹ bầu cần đi khám để được kê đơn thuốc thích hợp. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng mà nhiễm trùng tiểu có thể gây ra cho thai kỳ.
5. Bà bầu ăn rau ngò tây giúp cải thiện tình trạng giữ nước và phù nước khi mang thai?
Vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, các mẹ bầu đã có thể thấy được cơ thể mình trở nên nặng nề hơn, lên cân nhiều, đặc biệt là dấu hiệu phù 2 chân. Dấu hiệu này càng rõ ràng hơn ở các mẹ bầu thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều hay đa thai, thai to…
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn rau ngò tây với mức độ hợp lý có thể nhận được lợi ích trong việc kiểm soát tình trạng giữ nước hoặc phù nề khi mang thai do tác dụng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, việc này có thể không mang lại tác dụng mong muốn đối với tất cả các mẹ bầu.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên thay đổi tư thế thường xuyên tránh đứng lâu, ngồi nhiều hay đi lại nhiều mà không được nghỉ ngơi. Tư thế ngồi hạn chế buông thõng, tốt hơn hết là ngồi với bàn chân chạm đất hoặc gác chân lên cao để tránh sự ứ trệ tuần hoàn ở bàn chân.
6. Tương tác thuốc
Rau ngò tây có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và lithium. Điều quan trọng là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng rau ngò tây nếu bạn phải dùng bất kỳ loại thuốc nào.
7. Ăn ngò tây sống khi mang thai có an toàn không?
Lời khuyên dành cho các mẹ bầu là trong giai đoạn mang thai, bạn nên thực hiện tốt ăn chín uống sôi. Sử dụng các thực phẩm có chất lượng tốt, quen thuộc, tránh ăn các thực phẩm lạ vì có thể gây ra dị ứng, nặng hơn là tình trạng phản vệ – vô cùng nguy hiểm.
Các loại thảo mộc như rau ngò tây, cần tây và rất nhiều loại rau gia vị có thể bị nhiễm bẩn, nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ký sinh trùng giun sán do nước tưới hoặc đất canh tác không bảo đảm an toàn.
Nếu có thói quen ăn rau ngò tây sống dù đã rửa kỹ dưới vòi nước chảy thì bạn vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn salmonella và E.coli. Đây là những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
8. Ngoài ngò tây, bà bầu còn nên cẩn thận với những loại rau gia vị nào?
>>>>>Xem thêm: Bụi phổi: Căn bệnh thường gặp khi có nhiều bụi mịn
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngoài ngò tây, bà bầu cũng nên tránh ăn một số loại rau thơm, gia vị sau. Nguyên do là chúng có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con:
- Rau răm: Theo kinh nghiệm dân gian, trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm loại rau này có chứa chất khiến tử cung co thắt, làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai.
- Lá bạc hà: Loại rau gia vị này có mùi thơm khá đặc trưng nên nhiều người rất thích. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ, mẹ dùng ăn rau bạc hà (kể cả sử dụng tinh dầu bạc hà hay trà) đều có nguy cơ kích thích chảy máu kinh nguyệt, co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Lá bạc hà cũng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Húng quế: Loại rau gia vị này có chứa hàm lượng tinh dầu rất cao. Bình thường, húng quế vẫn được dùng như một loại thảo dược để điều trị một số bệnh như giải cảm, trị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, chữa đau răng và chống viêm. Tuy nhiên, húng quế được xếp vào nhóm thuốc hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt vì thế phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.
- Tỏi: Theo quan niệm của nhiều người, tỏi là một loại thảo dược có tác dụng kháng sinh tuyệt vời giúp con người phòng tránh nhiều bệnh tật. Thế nhưng, đối với bà bầu thì ngược lại. Việc ăn nhiều tỏi sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như ợ nóng, đau bụng, chảy máu khi mang thai…
Đến đây hẳn là bạn đã có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc bà bầu ăn rau ngò tây có an toàn không. Thực tế, rau ngò tây có thể là một loại rau gia vị ưa thích của bạn nhưng trong thời gian mang thai, bạn nên cân nhắc việc tiêu thụ loại rau này để tránh lợi bất cập hại nhé!