Bướu cổ basedow là một rối loạn tự miễn khá phổ biến và “bệnh basedow có nguy hiểm không?’, “bệnh basedow có lây không?’ hay “bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?’ là những thắc mắc thường thấy ở những người không may mắc phải căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc bệnh basedow có nguy hiểm không
Bệnh basedow là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây được cho là một bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào tế bào tuyến giáp, gây ra sự tăng trưởng tuyến giáp mạnh và sản xuất nhiều hormone hơn bình thường. Các kháng thể tương tự cũng có khi tấn công vào các mô khỏe mạnh ở cơ mắt và vùng da trước cẳng chân.
Triệu chứng bệnh basedow có xu hướng xuất hiện từ từ và thay đổi tùy từng người, không phải lúc nào các triệu chứng cũng rõ ràng. Người bệnh thường không đi khám bệnh cho đến khi họ cảm thấy tim đập nhanh hoặc khó thở.
Nội Dung
Bệnh basedow có nguy hiểm không?
Bệnh basedow thường đáp ứng tốt với điều trị và sau giai đoạn cường giáp ban đầu, bệnh tương đối dễ điều trị và kiểm soát. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, việc điều trị và ổn định bệnh có thể khó khăn hơn cho cả người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh basedow có khả năng gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng, ví dụ như cơn bão giáp trạng. Về lâu dài, một số biến chứng khác sẽ xuất hiện như:
Cơn bão giáp trạng là tình trạng mất bù của cường giáp, khiến tuyến giáp sản xuất ra rất nhiều hormone. Hiện tượng này xảy ra ở những người bệnh bị cường giáp mà không biết hay không nhận được điều trị đầy đủ và là kết quả của nhiều vấn đề xảy ra cùng lúc như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật khác không liên quan đến tuyến giáp, nhiễm trùng, chấn thương. Khi cơn bão giáp trạng được mô tả lần đầu tiên, tỷ lệ tử vong cấp tính gần như 100%.
Ngày nay, với phương pháp điều trị tích cực và nhận biết sớm hội chứng này thì tỷ lệ tử vong còn khoảng 20%. Vậy nên, bệnh basedow có nguy hiểm không tất cả tùy thuộc vào việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp
>>>>>Xem thêm: Trị sẹo ở trẻ em, tưởng khó hóa ra lại dễ
Bệnh basedow có lây không?
Để có thể giải đáp được thắc mắc này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh basedow. Đây là một rối loạn tự miễn khiến hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone quá mức, dẫn đến cường giáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao một số người lại xuất hiện rối loạn này. Một số yếu tố được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh basedow gồm:
- Di truyền
- Nhiễm trùng và căng thẳng
- Nhiễm virus
- Mang thai
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh basedow không liên quan trực tiếp đến vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay nấm nên bệnh không có khả năng truyền nhiễm, tức là không lây lan qua những tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người lành.
Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Basedow là một bệnh tự miễn khá phổ biến, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới vì có những bằng chứng cho rằng bệnh có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và prolactin, kích thích tạo ra kháng thể gây rối loạn hệ miễn dịch. Do đó, phụ nữ thường mắc phải bệnh này ngay sau khi dậy thì hoặc sinh nở do nồng độ các hormone trên tăng cao hơn bình thường.
Bệnh basedow có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản, gây ngừng rụng trứng ở phụ nữ và giảm sản xuất tinh trùng ở đàn ông. Phụ nữ mang thai mắc phải bướu cổ basedow có khả năng bị sẩy thai, xuất hiện các vấn đề về tim ở thai nhi và trẻ nhẹ cân khi sinh. Nếu bạn bị bệnh basedow khi đang mang thai và không được điều trị thì có thể dẫn đến cơn bão giáp trạng, gây tăng huyết áp mạnh dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc xuất huyết ở dưới nhau thai… Một cơn bão giáp trạng có thể gây tử vong nên bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nhận thấy những triệu chứng trên.
Bệnh basedow thường mang tính di truyền nên nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh này, hãy thông báo cho bác sĩ khi bạn có dự định sinh con. Bác sĩ sẽ kiểm tra tuyến giáp thường xuyên trong suốt thai kỳ. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp ngay sau khi sinh để xem có cần điều trị hay không vì nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh basedow ở trẻ sơ sinh là do người mẹ cũng mắc phải căn bệnh này, ngay cả khi đã điều trị thành công.