Thai ngoài tử cung là tình trạng không quá hiếm gặp và có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ. Vậy mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung để có thể thăm khám và điều trị kịp thời?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung?
Việc có thể nhận biết các dấu hiệu thai ngoài tử cung sớm để kịp thời thăm khám và điều trị là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nội Dung
Thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong vòi trứng (ống dẫn trứng), sừng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc khoang bụng hoặc vùng chậu thay vì làm tổ tại lớp nội mạc tử cung của buồng tử cung. Điều này có nghĩa là phôi sẽ không thể phát triển thành thai nhi vì ống dẫn trứng không đủ lớn và đủ điều kiện để hỗ trợ phôi đang phát triển.
Trong một vài trường hợp, việc mang thai ngoài tử cung không gây ra các triệu chứng đáng chú ý và chỉ được phát hiện trong khi khám thai hoặc khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, ở một số người có thể gặp phải các dấu hiệu ban đầu như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo và căng đau cổ tử cung khi vận động. Trường hợp túi thai ngoài tử cung bị vỡ, thai phụ có thể bị ngất xỉu hoặc sốc mất máu.
Do đó, việc đi khám thai sớm ngay khi có các triệu chứng mang thai giúp mẹ bầu được chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ dẫn đến xuất huyết gây đe dọa tính mạng. Mặt khác, việc phát hiện sớm thai ngoài tử cung giúp giảm các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra, điều trị đúng cách giúp tăng cơ hội bảo tồn ống dẫn trứng để duy trì khả năng mang thai và sinh con sau này.
Vậy mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung? Để có câu trả lời cho vấn đề này, bạn đừng vội bỏ qua những chia sẻ dưới đây.
Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Như trên đã đề cập, viêc mang thai ngoài tử cung đôi khi không có triệu chứng nào đặc biệt cho đến khi túi thai bị vỡ. Thế nhưng trong một số trường hợp, người mang thai ngoài tử cung có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau:
- Trễ kinh và các dấu hiệu mang thai khác
- Đau bụng ở một bên bụng: thường là đau ở bên mà phôi thai làm tổ và tình trạng này có thể kéo dài, cơn đau có xu hướng trầm trọng hơn
- Chảy máu âm đạo hoặc ra dịch âm đạo bất thường, điều này có thể gây nhầm lẫn với máu báo thai.
- Đau ở vai: Các bác sĩ không biết chính xác tại sao việc chửa ngoài dạ con lại gây đau ở vai. Các ý kiến cho rằng đau ở vai có thể là một dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung đang gây chảy máu trong.
- Khó chịu/đau khi đi vệ sinh
- Xuất hiện các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa: Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra các triệu chứng tương tự như một số bệnh đường tiêu hóa và thường liên quan đến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.
Mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung?
Nhiều chị em thường thắc mắc mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung để có thể được can thiệp đúng cách và kịp thời? Theo các chuyên gia sản khoa, tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ sớm vào khoảng tuần thứ 4 cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Nếu thai làm tổ tại vòi trứng, hầu hết triệu chứng đau bụng sẽ xuất hiện khi thai làm tổ tại đây do sự căng giãn ống dẫn trứng.
Tình trạng chửa ngoài dạ con khó có thể chẩn đoán bằng việc khám thông thường. Do đó, các bác sĩ thường đề nghị bạn làm xét nghiệm máu, xét nghiệm kiểm tra nồng độ hCG để xác định bạn có mang thai hay không và siêu âm (thường là siêu âm qua ngả âm đạo có thể kết hợp siêu âm bụng để xem có chảy máu trong ổ bụng hay không) để xác định vị trí của khối thai.
Việc túi thai phát triển ngoài tử cung, đặc biệt là tại ống dẫn trứng có nguy cơ khiến ống dẫn trứng bị vỡ gây chảy máu trong, làm tăng nguy cơ đe dọa tính mạng.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ống dẫn trứng bị vỡ:
- Đau vùng bụng đột ngột, cảm thấy trằn nặng, đau nhói
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Tiêu chảy
- Đau vai
- Ngất xỉu và sốc.
Vì sao xảy ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung?
Tìm hiểu thêm: Liệu pháp hỗ trợ cho người bị rối loạn lưỡng cực
>>>>>Xem thêm: Có thai 1 tháng có những biểu hiện nào? Những lưu ý mẹ cần biết!
Trong một thai kỳ bình thường, một quả trứng sẽ được thụ tinh bởi tinh trùng tại một trong hai ống dẫn trứng, bộ phận kết nối buồng trứng với tử cung. Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển vào tử cung và làm tổ trong niêm mạc tử cung ( nội mạc tử cung ) và phát triển thành thai nhi. Tình trạng chửa ngoài dạ con xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung như vòi trứng, cổ tử cung, khoang bụng hoặc vùng chậu.
Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sản khoa không rõ nguyên nhân thai ngoài tử cung. Đôi khi tình trạng này xảy ra khi các ống dẫn trứng bị hẹp hoặc bị tắc.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm:
Thai ngoài tử cung và những câu hỏi thường gặp
1. Thai nhi có thể phát triển bình thường và chào đời khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung không?
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung, nhiều chị em cũng băn khoăn không biết thai ngoài tử cung có thể phát triển bình thường được không?
Câu trả lời là thật không may, thai nhi không thể phát triển bên ngoài tử cung. Việc phát hiện và điều trị nhanh chóng các trường hợp chửa ngoài dạ con là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
2. Nên tránh những gì sau khi phẫu thuật mang thai ngoài tử cung?
Nếu bạn mang thai ngoài tử cung và phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hãy lưu ý những điều sau:
- Không nâng bất cứ thứ gì nặng hơn 4kg để tránh căng vết mổ.
- Hạn chế đi cầu thang, nếu phải đi hãy đi từ từ từng bước một và tạm dừng sau mỗi vài bước.
- Đừng tự chạy xe hay lái xe trong vài ngày sau khi phẫu thuật.
Bạn có thể chạy xe hay lái xe và quay trở lại sinh hoạt thường ngày sau khi bạn có thể di chuyển thoải mái và không còn cần đến thuốc giảm đau.
Kenshin.vn hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung và biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.