[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sức khỏe của mọi người nói chung và đặc biệt là trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, nhịp tim của trẻ em có thể tăng nhanh hoặc giảm chậm và đôi khi đó là dấu hiệu của các vấn đề bất thường.

Bạn đang đọc: [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Trong bài viết này, mời bạn hãy cùng Kenshin tìm hiểu xem nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường, đồng thời “bỏ túi” những việc bố mẹ cần làm nếu thấy nhịp tim của con nhanh/chậm bất thường.

Giải đáp thắc mắc: Nhịp tim của trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim được đo bằng cách đếm số lần tim đập trong mỗi phút. Nhịp tim bình thường của trẻ em sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi cũng như lối sống, mức độ hoạt động của trẻ. Thông thường, nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Dưới đây là mức nhịp tim nghỉ ngơi bình thường theo từng độ tuổi:

Độ tuổi Nhịp tim khi nghỉ ngơi (nhịp/phút)
0 – 3 tháng tuổi 107 – 181
3 – 6 tháng tuổi 104 – 175
6 – 9 tháng tuổi 98 – 168
9 – 12 tháng tuổi  93 – 161
12 – 18 tháng tuổi 88 – 156
18 – 24 tháng tuổi 82 – 149
2 – 3 tuổi 76 – 142
3 – 4 tuổi 70 – 136
4 – 6 tuổi 65 – 131
6 – 8 tuổi 59 – 115
8 -12 tuổi 52 – 115
12 – 15 tuổi (thiếu niên) 47 – 108
15 – 18 tuổi (thanh thiếu niên) 43 – 104

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ

[Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

Như đã đề cập, nhịp tim của trẻ em có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuổi tác và mức độ hoạt động là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến chỉ số này. Ngoài ra, nhịp tim của trẻ em cũng có thể thay đổi tức thì, trong một thời gian ngắn do các yếu tố như:

  • Sốt
  • Chơi thể thao hoặc tập thể dục cường độ mạnh
  • Vui vẻ, phấn khích quá mức
  • Lo lắng, căng thẳng hoặc những vấn đề về cảm xúc khác
  • Trải qua nỗi đau khổ, mất mát nào đó
  • Uống nhiều nước tăng lực hoặc thức uống chứa caffeine
  • Bị mất nước, mất cân bằng điện giải hoặc mất cân bằng hóa học trong máu
  • Thiếu ngủ
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nhịp tim trẻ em vượt ngưỡng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là rối loạn nhịp tim. Một số tình trạng rối loạn nhịp tim thường được chẩn đoán ở trẻ em là rối loạn nhịp xoang, rối loạn nhịp tim nhanh trên thất, hội chứng QT dài, hội chứng Wolff-Parkinson-White, cơ tim phì đại, rung nhĩ, nhịp tim chậm… Ngoài ra, tình trạng mắc phải một số bệnh lý hay việc dùng thuốc cũng có thể khiến nhịp tim của trẻ nhanh hoặc chậm bất thường như bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, các tình trạng di truyền, nhiễm trùng, tác dụng phụ của một số loại thuốc…

    Thông thường, trẻ gặp vấn đề về nhịp tim sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới đây có thể gợi nhắc cho bố mẹ về tình trạng nhịp tim không đều, nhanh hoặc chậm bất thường:

    • Trẻ có vẻ ốm yếu, mệt mỏi
    • Tim trẻ đập nhanh, đập thình thịch
    • Trẻ có biểu hiện chóng mặt, choáng váng
    • Ngất xỉu
    • Bú kèm hoặc bỏ bú hoặc ăn uống không được nhiều
    • Trẻ có biểu hiện hụt hơi, khó thở
    • Gương mặt nhợt nhạt
    • Đổ nhiều mồ hôi
    • Với trẻ lớn, con có thể mô tả rằng con đang đau nặng ngực… 

    Kiểm tra nhịp tim của trẻ như thế nào?

    Tìm hiểu thêm: 12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa

    [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

    Bố mẹ có thể kiểm tra nhịp tim cho trẻ em bằng cách sử dụng máy đo huyết áp có kèm kiểm tra nhịp tim. Trong trường hợp không có loại máy này, bố mẹ có thể xác định nhịp tim của con thông qua việc bắt mạch. Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể làm để kiểm tra nhịp tim của trẻ em:

    1. Cách kiểm tra nhịp tim ở trẻ sơ sinh 

    Vị trí tốt nhất để cảm nhận mạch ở trẻ sơ sinh là khuỷu tay, gọi là mạch khuỷu. Ở trẻ sơ sinh chỉ có thể bắt mạch khuỷu tay là rõ nhất. Để tay trẻ nằm xuôi cũng được, ngửa phần khuỷu tay, sau đó dùng ngón trỏ và ngón giữa để ngay phần nếp gấp khuỷu cảm nhận mạch đập. Khi cảm thấy mạch đập, bạn bắt đầu bấm giờ và đếm số nhịp đập trong 1 phút.

    2. Cách kiểm tra nhịp tim ở trẻ em 

    Đối với trẻ em, vị trí tốt nhất để cảm nhận mạch là cổ tay (mạch quay). Vị trí này nằm ở bên trong cổ tay, phía ngón tay cái. Nếu không cảm nhận được mạch quay, bạn có thể thử mạch cảnh ở cổ, nằm ở một bên khí quản. Tương tự cách kiểm tra nhịp tim ở trẻ sơ sinh, bạn hãy nhẹ nhàng ấn 2 ngón tay ở vị trí mạch quay (ở cổ tay) hoặc mạch cảnh (ở cổ) cho đến khi cảm thấy nhịp mạch đập. Bạn bắt đầu bấm giờ và đếm số nhịp tim đập trong 1 phút.

    Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ có nhịp tim nhanh/chậm bất thường?

    [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim trẻ em bao nhiêu là bình thường?

    >>>>>Xem thêm: Lá đinh lăng có tác dụng gì mà được ví là nhân sâm của người nghèo?

    Việc nhịp tim của trẻ em thay đổi nhanh hay chậm hơn bình thường trong thời gian ngắn thường không quá đáng ngại. Thêm vào đó, tình trạng này không có triệu chứng rõ ràng nên bố mẹ và bản thân trẻ em sẽ ít nhận biết được dù tình trạng này đang xảy ra. Trong một số trường hợp, khi phát hiện trẻ gặp các triệu chứng nhịp tim bất thường, bố mẹ nên bình tĩnh và tiến hành kiểm tra nhịp tim cho trẻ như cách Kenshin giới thiệu ở trên. 

    Nếu nhịp tim của con nhanh hoặc chậm hơn so với giá trị nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi ở trẻ em cùng độ tuổi, bố mẹ hãy để con nằm nghỉ, thư giãn và hạn chế các hoạt động vận động nặng hoặc kích thích mạnh trong thời gian ngắn. Sau đó, bố mẹ tiếp tục kiểm tra lại và theo dõi nhịp tim cho con, có thể trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau đó.

    Trong trường hợp nhịp tim của con bạn vẫn nhanh/chậm bất thường hoặc con có các triệu chứng nguy hiểm khác kèm theo như buồn nôn, đau ngực, khó thở, ngất xỉu…, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp đo điện tâm đồ để đo hoạt động điện của tim nhằm xác định nhịp tim.  

    Đo điện tâm đồ là phương pháp kiểm tra nhịp tim không đau, trong đó bé sẽ nằm trên giường và được dán các điện cực lên da. Các điện cực có gắn dây kết nối với máy tính. Sau đó, các tín hiệu điện từ tim được ghi lại trong thời gian ngắn, khoảng 10 giây và thông tin sẽ được gửi đến máy tính để diễn giải dưới dạng biểu đồ. Các phương pháp điện tâm đồ thường được sử dụng là đo điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi, đo điện tâm đồ khi gắng sức, điện tâm đồ tín hiệu trung bình hoặc Holter điện tâm đồ.

    Trong trường hợp trẻ bị rối loạn nhịp tim và bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhiều kiểm tra và chẩn đoán khác có thể được thực hiện. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, siêu âm tim, nghiên cứu điện sinh lý (EPS)…  

    Nhịp tim của trẻ em có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trẻ có thêm các dấu hiệu khác, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *