Các mẹ bỉm sữa muốn dùng vòng tránh thai cũng có rất nhiều lo lắng như sau sinh bao lâu thì đặt vòng được, đặt vòng sau sinh có sao không hay có ảnh hưởng đến sữa mẹ không… Để có câu trả lời, đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ trong bài viết này của Kenshin bạn nhé!
Bạn đang đọc: [Giải đáp thắc mắc] Sau sinh bao lâu thì đặt vòng được?
Nếu vừa mới sinh con, bạn có thể chưa nghĩ đến việc áp dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản phụ khoa, bạn hoàn toàn có thể có thai rất sớm sau khi sinh. Bởi trên thực tế, bạn có thể rụng trứng trước khi kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh xuất hiện. Thế nên, ngay khi rụng trứng, bạn có thể thụ thai.
Nếu không muốn mang thai lại quá sớm sau sinh, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các biện pháp tránh thai. Một trong những lựa chọn phổ biến nhất là đặt vòng tránh thai (dụng cụ tử cung). Thế nhưng khi dùng vòng, nhiều mẹ bỉm sữa cũng không tránh khỏi những băn khoăn như sau sinh bao lâu thì đặt vòng được, đặt vòng có gây biến chứng không hay có ảnh hưởng đến sữa mẹ không hay những ai không nên đặt vòng tránh thai. Vậy bạn hãy cùng Kenshin tìm hiểu về việc đặt vòng sau sinh để tự tin hơn với cách tránh thai này nhé.
Nội Dung
Vòng tránh thai là gì?
Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc “sau sinh bao lâu thì đặt vòng được” mời bạn cùng tìm hiểu qua vòng tránh thai là gì, có mấy loại.
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có hình chữ T được đặt vào bên trong buồng tử cung để giúp ngừa thai. Có hai loại vòng tránh thai:
- Vòng tránh thai nội tiết Mirena: Loại vòng tránh thai này giải phóng progestin ngăn ngừa trứng rụng và có thể điều trị một số bệnh phụ khoa bên cạnh chức năng ngừa thai. Vòng tránh thai nội tiết tố có thể dùng từ 3 – 6 năm tùy loại.
- Vòng tránh thai đồng Tcu-380A: Loại vòng tránh thai này giúp bạn ngừa thai chủ yếu bằng cách ngăn không cho tinh trùng thụ thai cùng trứng. Ngoài ra, vòng cũng có thể khiến trứng đã được thụ tinh khó làm tổ vào trong buồng tử cung hơn. Vòng tránh thai chứa đồng có thể sử dụng lên đến 10 năm.
Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn không cần áp dụng biện pháp tránh thai nào khác trong vài năm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến bác sĩ để kiểm tra phụ khoa định kỳ , tháo bỏ hoặc thay vòng sau thời gian nhất định.
Giải đáp thắc mắc: Sau sinh bao lâu thì đặt vòng được?
Nếu chưa có ý định có mang thai lại sau khi vừa sinh, bạn có thể băn khoăn không biết mình có nên đặt vòng tránh thai không và sau sinh bao lâu thì đặt vòng được. Để chọn được thời điểm thích hợp, bạn sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết thể trạng và tình hình sức khỏe của bản thân có sẵn sàng để đặt vòng không.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với phụ nữ sau sinh thường, thời điểm đặt là sau sinh 6 tuần. Riêng với phụ nữ sinh mổ, thời điểm đặt vòng tránh thai sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên. Điều này nhằm giúp tử cung có thời gian phục hồi hoàn toàn và giảm thiểu nguy cơ tuột vòng tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai làm thủng tử cung. Trước khi đặt vòng các bác sĩ sẽ khám phụ khoa để chắc chắn mẹ không bị viêm nhiễm phụ khoa, đảm bảo điều kiện đặt vòng tối ưu.
Do đó, nếu có quan hệ trong khoảng thời gian trước khi đặt vòng 6 tuần đầu sau sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác, chẳng hạn như dùng bao cao su.
Những thắc mắc thường gặp xoay quanh việc đặt vòng tránh thai sau sinh
Khi đã được giải đáp về thắc mắc sau sinh bao lâu thì đặt vòng được, mẹ bỉm sữa chắc hẳn cũng còn băn khoăn về quy trình đặt vòng, độ an toàn của vòng hay ảnh hưởng của vòng đến chất lượng sữa mẹ….
1. Đặt vòng tránh thai sau sinh có đau không?
Để tiến hành đưa vòng tránh thai vào tử cung, bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo như khi làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung hay khám khám phụ khoa rồi dùng dụng đặc biệt để đặt vòng vào tử cung. Quy trình này thường mất khoảng 3 – 5 phút. Phụ nữ đã sinh con có thể sẽ thấy quá trình đặt vòng diễn ra dễ dàng hơn so với những ai chưa sinh nở.
Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu hoặc hơi co thắt cơ trong quá trình thực hiện. Nếu lo lắng, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách giúp mình thoải mái hơn khi đặt vòng. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau trước và sau khi đặt vòng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Bạn cũng có thể bị co cơ hoặc đau lưng dưới trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi đặt vòng và đây là điều bình thường. Để giảm đau, bạn có thể dùng túi chườm ấm (nếu cần).
2. Đặt vòng khi đang cho con bú có an toàn không?
Tìm hiểu thêm: Đi tìm lời giải đáp: Sỏi thận kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
>>>>>Xem thêm: Viêm nang lông nách: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Vòng tránh thai là một phương pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả và hoàn toàn có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Vòng sẽ không ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ. Ngoài ra, vòng tránh thai cũng cũng là phương pháp tránh thai tiện lợi khi bạn đang bận rộn chăm sóc bé sơ sinh. Bạn sẽ không cần bận tâm về việc tránh thai mà có thể tập trung dành nhiều thời gian cho con.
3. Vòng tránh thai có tác dụng phụ không?
Hầu như mọi hình thức tránh thai đều có một số tác dụng phụ và một số tác dụng phụ thường thấy của vòng tránh thai là:
- Co thắt và khó chịu. Những triệu chứng này có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi đặt vòng tránh thai.
- Nếu dùng vòng tránh thai nội tiết, bạn có thể gặp những tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, đau ngực và đau đầu như khi áp dụng các phương pháp tránh thai nội tiết tố khác. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường biến mất sau vài tháng sử dụng.
- U nang buồng trứng. Một số người sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố có thể gặp tình trạng này nhưng đây thường là tác dụng phụ không nguy hiểm và sẽ tự biến mất.
- Khi dùng vòng tránh thai, bạn có thể ra máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu dù không trong kỳ kinh trong vài tháng.
Trong một số trường hợp và đặc biệt là trong vài tháng đầu sử dụng, tử cung có thể sẽ đẩy vòng tránh thai ra ngoài. Phụ nữ vừa sinh con đặt vòng tránh thai ngay có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này hơn.
Ngoài những tác dụng phụ kể trên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ ít xảy ra hơn. Vậy nên, bạn cần đi khám ngay nếu thấy có dấu hiệu đáng lo để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục tại thời điểm đặt vòng tránh thai, nhiễm trùng rất dể lây lan sang tử cung trong quá trình đặt vòng. Vậy nên, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi đặt vòng tránh thai nhằm đảm bảo bệnh không lây lan.
4. Vòng tránh thai có thể “lệch” khỏi vị trí không?
Trong những trường hợp rất hiếm gặp, vòng tránh thai có thể bị kẹt ở thành tử cung. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây đau hay tổn thương vĩnh viễn.
Thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi từ 4 đến 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai để đảm bảo vòng ở đúng vị trí. Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra phụ khoa định kỳ 6-12 tháng/ lần để đánh giá vòng, tình trạng viêm nhiễm.
5. Những ai không nên đặt vòng tránh thai?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai, chẳng hạn như bạn đang bị nhiễm trùng vùng chậu, nghi ngờ mang thai… Người bị dị ứng với đồng hoặc mắc bệnh Wilson không nên đặt vòng tránh thai phủ đồng.
Các chuyên gia sản khoa cũng lưu ý thêm rằng một số chị em có thể có những thay đổi bất lợi về mặt tâm trạng khi sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố. Nếu bạn nghi ngại về điều này có thể xảy ra với mình, hãy tham vấn với bác sĩ trước khi đặt vòng tránh thai có chứa levonorgestrel nhé!
Các chuyên gia cũng cho biết thêm rằng những người có AIDS, bị ung thư cổ tử cung cũng không nên đặt vòng tránh thai. Những người từng gặp tình trạng chảy máu tử cung không rõ nguyên nhân, chảy máu nặng sau sinh (băng huyết sau sinh), bị sót nhau, nhiễm trùng, tử cung bất thường (dị dạng tử cung) cũng không nên đặt vòng tránh thai.
Kenshin hi vọng rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài, các mẹ bỉm đã có được câu trả lời cho thắc mắc sau sinh bao lâu thì đặt vòng được. Đồng thời có được những giải đáp cặn kẽ cho những thắc mắc xoay quanh việc đặt vòng tránh thai sau sinh.