Xét nghiệm Double test là một trong những xét nghiệm quan trọng được thực hiện trước khi sinh. Đây là một loại xét nghiệm máu sàng lọc huyết thanh bất thường về di truyền của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy, trong trường hợp cần xác định bất thường về nhiễm sắc thể liên quan đến giới tính của thai nhi, xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái?
Để biết xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không và những xét nghiệm nào có thể dự đoán giới tính thai nhi trong một số trường hợp đặc biệt, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
Nội Dung
Giải đáp: Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?
Bạn đang băn khoăn không biết xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không? Hãy để Kenshin.vn bật mí cho bạn câu trả lời.
Xét nghiệm Double test là một xét nghiệm lấy máu của người mẹ trong thời kỳ mang thai, sau đó phân tích và kiểm tra để dự đoán mức độ nguy cơ có thể xảy ra những bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi. Loại xét nghiệm này được thực hiện trong thai kỳ từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.
Kết quả từ xét nghiệm Double test giúp dự đoán sớm nguy cơ có thể mắc một số bệnh thông qua những dấu hiệu bất thường ở nhiễm sắc thể:
- Hội chứng Down
- Hội chứng Edward
- Hội chứng Patau
>>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm Double test là gì? Khi nào thực hiện và quy trình ra sao?
Vì Double test cũng là một xét nghiệm tầm soát dị tật về di truyền như xét nghiệm NIPT – có thể phát hiện hội chứng Down và một số bệnh lý nhiễm sắc thể khác, nên nhiều người thắc mắc không biết xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái như xét nghiệm NIPT không?
Câu trả lời cho vấn đề “Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?” là “Không!”. Kết quả xét nghiệm Double test không giúp chẩn đoán được giới tính của thai nhi. Nguyên nhân là vì để biết được em bé trong bụng mẹ là trai hay gái, cần phải phân tích chuyên sâu nhiễm sắc thể giới tính của thai nhi, trong khi phạm vi phân tích của Double test chỉ dừng lại ở việc đánh giá một số chỉ số sinh hóa đặc trưng liên quan đến các hội chứng là hậu quả của những bất thường nhiễm sắc thể đó. Kết quả của Double test kết hợp với độ mờ da gáy (NT) và các yếu tố từ phía mẹ còn được gọi là Combined test, đa số các xét nghiệm hay được gọi là Double test hiện nay thực chất là Combined test. Tuy nhiên, tại thời điểm thai nhi được làm Double test, không chỉ dừng lại ở việc tính tuổi thai, đo độ mờ da gáy, hiện nay còn được nhìn nhận là một giai đoạn quan trọng của siêu âm hình thái học quý 1.
Mặc dù đáp án của vấn đề xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không là “không thể”, nhưng vẫn có một số xét nghiệm khác giúp các bác sĩ biết được giới tính thai nhi nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể. Để biết đó là những xét nghiệm nào, mời bạn đọc tiếp những nội dung dưới đây.
Bạn có thể xem thêm:
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Phụ nữ độ tuổi 35 không nên bỏ qua!
Xét nghiệm nào có thể giúp các bác sĩ dự đoán giới tính thai nhi?
Tìm hiểu thêm: 6 loại mặt nạ thải độc giúp làn da sáng mịn, khỏe khoắn
>>>>>Xem thêm: Phim khiêu dâm có gây nghiện hay không?
Đến đây, chắc hẳn rằng bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không. Vậy, những loại xét nghiệm nào có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi?
Trong thai kỳ, nếu nhận thấy thai nhi có nguy cơ cơ gặp các vấn đề di truyền liên quan đến giới tính, các bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu thực hiện một trong các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm không xâm lấn NIPT: Còn được gọi là xét nghiệm ADN tự do ngoại bào trước khi sinh, NIPT được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ nhằm phát hiện hội chứng Down và một số bệnh lý nhiễm sắc thể khác của thai nhi, bắt đầu từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Vì NIPT có thể phân tích ADN của thai nhi, bao gồm cả nhiễm sắc thể giới tính nam (nhiễm sắc thể Y – không tế bào nào trong máu của phụ nữ mang thai có nhiễm sắc thể này – để dự đoán bệnh, nên kết quả của xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ điều trị xác định được em bé trong bụng mẹ là trai hay gái, với tỷ lệ chính xác lên đến trên 99%. Về mặt khuyến cáo y khoa, phương pháp này thường chỉ được chỉ định cho những thai phụ có nguy cơ sinh con bị dị tật liên quan đến nhiễm sắc thể, tuy nhiên thực tế nó có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn tùy thuộc nhu cầu và điều kiện.
- Siêu âm từ những tháng giữa thai kỳ: Nếu bạn đã biết xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không, vậy cùng tìm hiểu xem siêu âm có giúp dự đoán giới tính thai nhi trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết? Siêu âm hình thái học quý 2 có thể giúp các bác sĩ xác định giới tính thai nhi thông qua việc quan sát cơ quan sinh dục của em bé – nếu em bé ở tư thế mà qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể quan sát được bộ phận sinh dục. Dương vật hoặc âm hộ của em bé bắt đầu hình thành sớm nhất là khi thai được 6 tuần. Thế nhưng, cơ quan sinh dục của bé trai và bé gái trông rất giống nhau trên hình ảnh siêu âm cho đến khoảng 14 tuần và vẫn có thể khó phân biệt trong vài tuần sau đó. Do đó, theo các chuyên gia sản khoa, từ tuần 16 trở về trước, siêu âm không phải là phương pháp đáng tin cậy giúp xác định giới tính của thai nhi để phục vụ cho việc chẩn đoán.
- Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (Chorionic Villus Sampling – CVS): Còn được gọi là phương pháp lấy mẫu lông nhung màng đệm, CVS là loại xét nghiệm di truyền trước khi sinh dùng để thay thế cho chọc ối, thường được thực hiện vào khoảng tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ. Để thực hiện CVS, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào nhỏ từ nhau thai để làm xét nghiệm xác định nhiễm sắc thể của thai nhi, từ đó dự đoán các nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể của em bé. Đồng thời, phương pháp này cũng có thể cho các bác sĩ biết giới tính của thai nhi.
- Chọc ối: Chọc dò màng ối là xét nghiệm sàng lọc trước sinh được sử dụng để chẩn đoán, cho ra kết quả chính xác các dị tật bẩm sinh và dị tật nhiễm sắc thể của thai nhi. Phương pháp này thường được thực hiện vào khoảng tuần 16 đến tuần 20 của thai kỳ, bằng cách lấy một mẫu nước ối để mang đi kiểm tra và phân tích.
Lưu ý:
Mặc dù CVS và chọc ối có thể giúp phát hiện giới tính thai nhi, nhưng những phương pháp này tuyệt đối không nên thực hiện chỉ vì mục đích để xác định giới tính thai nhi. Nguyên nhân là bởi đây là xét nghiệm mang tính xâm lấn và có nguy cơ gây sảy thai hoặc nhiễm trùng, cũng như tốn kém và khó khăn, cần những trung tâm chuyên sâu. Do đó, chỉ những phụ nữ có nguy cơ cao sinh con gặp phải các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể mới cần thực hiện.
>>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm máu sàng lọc di truyền trước khi sinh: Vì sao mẹ bầu cần thực hiện?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không và những xét nghiệm nào có thể dự đoán giới tính thai nhi.