Bạn đang đọc: Giải đáp về phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc
Nhiều chị em đang truyền tai nhau về phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Phương pháp này thực sự là gì và hiệu quả tới đâu?
Đa số phụ nữ Việt đều phải đối mặt với nhiều vấn đề do lão hóa như da chảy xệ, nếp nhăn, lỗ chân lông lớn và da không đều màu. Chính vì vậy họ cần có một phương pháp điều trị giúp săn chắc da mặt và giải quyết tất cả các vấn đề da lão hóa trên.
Nội Dung
Phương pháp nào đang hiệu quả nhất trong việc tái sinh làn da?
Nhiều phòng khám da liễu và spa đã và đang sử dụng tế bào gốc từ các nguồn không rõ xuất xứ hoặc tế bào gốc đơn năng chỉ có thể điều trị một vấn đề về da tại từng thời điểm. Tuy nhiên loại tế bào tinh khiết và vạn năng nhất là tế bào gốc được chiết xuất từ tủy răng sữa của trẻ em dưới 10 tuổi. Tế bào gốc răng sữa có thể sửa chữa và thay thế các loại tế bào cũ bị hư hại trong cơ thể và điều trị được nhiều vấn đề như da tổn thương, lão hóa, nám, lỗ chân lông to, khô và thô ráp.
Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị an toàn và tiên tiến nhất chính là sử dụng tế bào gốc trung mô vạn năng trong các mô mềm của răng khôn (tế bào gốc tủy răng).
Tế bào gốc tủy răng (DPSC) có trong răng khôn và răng trẻ em là tế bào gốc trưởng thành (ASC) chứ không như tế bào gốc của phôi thai. Nó có khả năng biệt hóa thành các bộ phận quan trọng khác của cơ thể con người như mô răng, xương, nướu, sụn, răng và thậm chí là cả cơ bắp với những bằng chứng mới cho thấy khả năng biệt hóa tốt vào các tế bào thần kinh.
Lợi ích của tế bào gốc tủy răng
Tế bào gốc tủy răng còn có tên gọi khác là tế bào gốc từ người tẩy răng, có nguồn gốc từ răng sữa. Tủy răng là mô sống bên trong răng và là những tế bào tạo răng. Ban đầu, mọi tế bào gốc tủy răng được cho là để sản xuất các tế bào giống như tế bào tạo răng và mô tương tự như mô ngà răng bảo vệ và bao quanh tủy răng.
Gần đây các tế bào gốc tủy răng ngày càng được ưa chuộng để điều trị bệnh bạch cầu hoặc các loại bệnh ung thư khác, thay thế cho các tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc tủy xương hoặc tế bào gốc cuống rốn. Tế bào gốc tủy răng là một nguồn tốt mà lại dễ dàng thu được bằng biện pháp không xâm lấn. Bên cạnh đó, công nghệ làm đẹp sử dụng tế bào gốc tủy răng cũng không vấp phải những vấn đề về đạo đức như khi sử dụng tế bào gốc phôi thai hay từ từ thai nhi.
Là tế bào vạn năng nhưng lại không sản sinh các khối u ác tính nên tế bào gốc răng sữa không có khả năng hình thành ung thư và tỉ lệ tương thích với hệ miễn dịch cao. Phát minh tế bào gốc từ răng sữa (DPSCs) mang lại nhiều ứng dụng trong y học tái tạo, đặc biệt là trong điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh bao gồm các bệnh về da liễu, chứng rụng tóc và hỗ trợ chức năng sinh sản ở phụ nữ (cải thiện tử cung) và ở nam giới (cải thiện chức năng sinh sản/xuất tinh).
Công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất
Tế bào gốc răng sữa cũng được ứng dụng trong việc làm lành nhanh vết thương cũng như tái tạo cấu trúc da trong các liệu pháp dưỡng da sinh học nhằm cải thiện sự săn chắc của làn da, giảm nếp nhăn cũng như làm chậm quá trình lão hóa để làm trẻ lại các mô lão hóa. Công nghệ này sẽ giúp cải thiện những vấn đề vốn có trên da khách hàng như sắc tố da, lão hóa da, lỗ chân lông to, đồng thời làm săn chắc da mặt, đem lại cho bạn làm da căng mọng mịn màng như làn da em bé thông qua:
- Tăng sức đề kháng của da;
- Làm mờ sắc tố, đốm đen, làm sáng da;
- Cải thiện mụn nám, sẹo lõm, sẹo mụn;
- Siêu tái sinh collagen và elastin tại các tổn thương nhỏ của tế bào, tăng cường độ săn chắc và đàn hồi làm bền chặt kết cấu da;
- Thời gian nghỉ dưỡng ngắn hơn các phương pháp khác nhờ các yếu tố tăng trưởng tinh khiết và đậm đặc nhất giúp tái tạo da nhanh.
Có thể nói khả năng ngăn chặn sự lão hóa của phương pháp điều trị bằng tế bào gốc là vô cùng to lớn, giúp cải thiện bề mặt da và thay thế các tế bào cũ trong thời gian ngắn. Da chảy xệ sẽ nhanh chóng trở thành làn da săn chắc, căng mịn. Nếp nhăn, đốm tuổi, rãnh khóe miệng khi cười bắt đầu giảm dần và cuối cùng có thể biến mất hoàn toàn. Có thể nói, đây là phương pháp hiệu quả giúp bạn hồi sinh làn da trẻ trung và tươi trẻ tuổi đôi mươi.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bạn có nên mặc quần lót khi ngủ?