Giai đoạn trong bụng mẹ thai nhi phát triển không chỉ về thể chất mà cả về trí não và các giác quan. Muốn biết rõ hơn, bạn hãy xem bài viết của Kenshin.vn nhé.
Bạn đang đọc: Giai đoạn trong bụng mẹ: Thai nhi có cảm nhận được cảm xúc của mẹ?
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, não của bé bắt đầu làm việc. Lúc này, việc cho rằng trẻ sơ sinh biết suy nghĩ là điều quá hư cấu. Thế nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi đã có thể bắt đầu đáp lại các kích thích từ bên trong cũng như bên ngoài và do bộ não đã thực hiện công việc này.
Nội Dung
Bé biết bạn cảm thấy như thế nào?
Bạn là người hiểu rõ bé cưng nhất vì đã quen với thiên thần nhỏ trước khi con chào đời. Bạn biết mỗi cú đá trong bụng của bé có ý nghĩa gì. Vậy ở hướng ngược lại, thai nhi có cảm nhận được cảm xúc của mẹ không? Đối với câu hỏi này, sự thật thú vị là bé có thể nghe và cảm nhận được tâm trạng của mẹ.
Hương vị của nước ối phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng của bạn. Khi bé nằm trong nước ối ở bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó. Số lượng nụ vị giác của con còn nhiều hơn so với người lớn. Ngoài ra, nụ vị giác còn bao phủ cả khoang miệng của bé. Điều đó giúp con trở thành một chuyên gia nếm thử.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn bị căng thẳng, hương vị của nước ối sẽ thay đổi. Những thay đổi nhỏ này không dễ biết được. Tuy nhiên, khi bạn nói, bé sẽ dành toàn bộ sự chú ý lên bạn, bé cảm nhận được toàn bộ cảm xúc thông qua việc nếm. Những cảm xúc mãnh liệt này giúp bé hiểu những gì bạn bày tỏ, cũng giúp bé học cách nói sau khi sinh.
Tìm hiểu thêm: Nhận diện dấu hiệu viêm phụ khoa nặng để chủ động điều trị, tránh biến chứng
>>>>>Xem thêm: Bưởi chùm
Bên cạnh việc nếm, bé còn lắng nghe tâm trạng của mẹ bầu. Tâm trạng của bé được quyết định bởi tâm trạng của bạn. Bé sẽ biết được tâm trạng của bạn khi bạn thể hiện nó. Bé làm điều này bằng cách lắng nghe giai điệu, sự thay đổi cao độ trong giọng nói của bạn.
Giọng nói thể hiện cảm xúc của bạn khi bạn nói. Từ ngữ không thể hiện được điều đó bởi bé không nghe hiểu được những điều này. Nhịp tim cũng để lộ tâm trạng. Bé sẽ lắng nghe trái tim bạn phản ứng với những tình huống nhất định. Tim bạn sẽ đập nhanh, đập chậm khi bạn hạnh phúc, sợ hãi hay buồn. Bé sẽ nghe thấy và thông cảm với bạn. Bé cũng đọc được cảm xúc thông qua hơi thở của bạn. Bạn có thể thở nhẹ, thở gấp, thở dài… Tất cả đều mang đến thông điệp nhất định đối với thai nhi.
Em bé có ký ức trong bụng mẹ không?
Giai đoạn trong bụng mẹ, bé còn có khả năng nhớ được mặc dù bản thân con cũng không biết điều này. Khi các nhà nghiên cứu cho bé nghe cùng một bài hát trong thời gian còn ở trong bụng mẹ, bé đều có những phản ứng giống nhau. Điều này cho thấy bé đã bắt đầu nhận ra âm nhạc. Bé sẽ bắt đầu phản ứng lại âm thanh mà bé nghe thấy nhưng vẫn chưa nhận ra được âm thanh cụ thể.
Do đó, bé cần thời gian để phát triển. Và sự phát triển này diễn ra giữa từ tuần thứ 30 đến tuần thứ 36. Đây không phải là sự phát triển của tai mà là sự phát triển của não.
Giai đoạn trong bụng mẹ, bé trải qua rất nhiều điều nhưng rất khác biệt
Dù bé có thể nghe, nếm, cảm thấy và ghi nhớ khi ở trong bụng mẹ nhưng con sẽ làm điều này theo cách rất khác với người lớn làm. Điều này là do não của bé vẫn chưa hoạt động chính xác như người lớn. Bạn ngửi thấy mùi nước hoa của người ngồi kế bên nhưng không nghe và nếm được vị của nó. Một đứa trẻ sơ sinh vẫn chưa thể làm được điều này. Cảm giác của bé vẫn chưa hình thành rõ ràng. Do đó, khi các tín hiệu đi qua giác quan của bé, bé sẽ trải nghiệm toàn bộ.
Với mỗi bước phát triển của hệ thần kinh, bé sẽ cảm nhận thế giới nhiều hơn cách người lớn cảm nhận. Bé sẽ học sự khác nhau giữa những tín hiệu của các giác quan và học cách nhận ra bản thân mình.
Nói tóm lại, tâm trạng và cảm xúc của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé yêu. Khi bạn cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh, điều đó cho phép em bé của bạn phát triển trong một môi trường vui vẻ, bình tĩnh. Ngược lại, những cảm xúc như căng thẳng và lo lắng có thể làm tăng một số hormone trong cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ đang phát triển của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao khóc nhiều khi mang thai? Mẹ nên làm thế nào để kiểm soát?