Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Bệnh giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý nguy hiểm gây ra. Vậy dấu hiệu bạch cầu giảm là gì? Đọc ngay để nắm và phòng ngừa!

Bạn đang đọc: Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Tìm hiểu chung

Bạch cầu giảm là gì?

Bệnh giảm bạch cầu, hay đúng hơn phải là tình trạng giảm bạch cầu, là khi số lượng bạch cầu thấp bất thường. Có nhiều loại bạch cầu, trong đó bạch cầu trung tính chiếm phần lớn số lượng, là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Nó đặc biệt quan trọng trong việc chống lại một số bệnh nhiễm trùng, nhất là do vi khuẩn gây ra. Bài viết này sẽ tập trung đề cập đến giảm bạch cầu trung tính.

Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit (µl) máu dưới 1500 thì được coi là bạch cầu giảm. Đối với trẻ em, số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.

Có 3 mức độ giảm bạch cầu trung tính là:

  • Giảm bạch cầu nhẹ: 1.000 – 1.500.
  • Giảm bạch cầu trung bình: 500 – 1.000.
  • Giảm bạch cầu trung tính nặng: Dưới 500.

Giảm bạch cầu trung tính cũng có thể được phân loại thành cấp tính (đột ngột hoặc trong thời gian ngắn), mạn tính (kéo dài) hoặc đến và đi theo chu kỳ; bẩm sinh hoặc mắc phải tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Một số người có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức trung bình nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu là gì?

Giảm bạch cầu trung tính thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp chỉ có thể chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính thông qua xét nghiệm máu.

Bạch cầu giảm có nguy hiểm không? Tình trạng thiếu bạch cầu thường khiến cơ thể bị nhiễm trùng nhiều hơn, nghiêm trọng hơn và nhiễm trùng nhanh chóng trở nặng. Vi khuẩn sẽ tấn công da, miệng, nướu, xoang hoặc các cơ quan nội tạng.

Một số triệu chứng giảm bạch cầu bạn có thể gặp phải là tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, loét miệng hoặc hậu môn, ăn không ngon, sưng hạch bạch huyết, đau họng, tiểu buốt…

Đặc biệt, nếu bệnh giảm bạch cầu đi kèm với sốt thì cần được điều trị ngay.

Nguyên nhân gây bệnh

Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

Nguyên nhân giảm bạch cầu là gì?

Một số người bị giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh, nghĩa là đã bị ngay từ khi sinh ra và có thể liên quan đến di truyền. Giảm bạch cầu trung tính nhẹ có thể là bình thường đối với nhiều người gốc Phi và Trung Đông.

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sau:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm nấm
  • Thiếu dinh dưỡng, cụ thể là thiếu vitamin B12, folate hoặc dinh dưỡng không cân đối
  • Quá trình sản xuất bạch cầu ở tủy xương có vấn đề (bẩm sinh hoặc mắc phải), suy tuỷ xương (thiếu máu bất sản)
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương, rối loạn sinh tủy, xơ tuỷ
  • Ung thư ảnh hưởng đến tuỷ xương, bệnh bạch cầu, u lympho
  • Hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc, dùng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị ung thư.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc gồm thuốc kháng giáp, một số loại kháng sinh, thuốc chống loạn thần, …

Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính có thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tiêu hủy tế bào này, xảy ra trong một số tình trạng tự miễn, chẳng hạn như:

  • Bệnh Crohn
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Lupus

Những ai thường mắc phải bệnh giảm bạch cầu?

Bệnh giảm bạch cầu trung tính này có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:

  • Ung thư và điều trị ung thư
  • Bệnh bạch cầu
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Người cao tuổi (70 tuổi trở lên)
  • Điều trị hiệu quả

    Tìm hiểu thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Quy trình và dấu hiệu mọc răng và những lưu ý

    Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những xét nghiệm chẩn đoán xem bạch cầu giảm là bệnh gì

    Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân giảm bạch cầu:

    • Tổng phân tích tế bào máu (CBC) để đếm số lượng bạch cầu trung tính
    • Liên tục xét nghiệm CBC để xác định số lượng bạch cầu trung tính có thay đổi hay không, 3 lần mỗi tuần trong 6 tuần
    • Xét nghiệm kháng thể trong máu để kiểm tra sự giảm bạch cầu trung tính do tự miễn
    • Sử dụng dịch chọc hút tủy xương để kiểm tra các tế bào tủy xương
    • Sinh thiết tủy xương để kiểm tra mảnh xương của tủy xương
    • Xét nghiệm di truyền học tế bào và sinh học phân tử cấu trúc của tế bào.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị giảm bạch cầu?

    Bác sĩ sẽ quyết định về phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe thông qua nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạch cầu giảm. Những trường hợp nhẹ có thể không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, giảm bạch cầu trung tính thường tự khỏi khi tủy xương hồi phục và bắt đầu sản xuất đủ bạch cầu.

    Phương pháp để điều trị giảm bạch cầu trung tính bao gồm:

    • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là nhiễm trùng
    • Kích thích bạch cầu hạt Colony (G-CSF) giúp kích thích tủy xương sản xuất các bạch cầu. Phương pháp này được sử dụng cho một số loại giảm bạch cầu trung tính bao gồm cả loại bẩm sinh, giúp cứu sống bệnh nhân
    • Thay đổi thuốc (nếu có thể) trong trường hợp giảm bạch cầu do thuốc
    • Truyền bạch cầu
    • Ghép tế bào gốc trong trường hợp bạch cầu giảm nghiêm trọng ở bệnh suy tuỷ xương hoặc bệnh bạch cầu

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Giảm bạch cầu là bệnh gì, có nguy hiểm không, ăn gì và điều trị ra sao?

    >>>>>Xem thêm: Hơ mặt bằng muối sau sinh: Chăm sóc da mặt tại nhà như spa cho các mẹ bỉm

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giảm bạch cầu trung tính?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát sự nhiễm trùng trong bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt, khám răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn
    • Tiêm vắc-xin đầy đủ
    • Cần đến cơ sở y tế nếu bị sốt trên 38,5°C
    • Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch sát khuẩn chứa cồn
    • Xử lý cẩn thận những vết cắt và trầy xước ngoài da
    • Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm theo chỉ dẫn của chuyên gia sức khoẻ.

    Nếu có bất cứ câu hỏi nào về tình trạng bệnh bạch cầu giảm, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *