Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Người khiếm thính không chỉ bị hạn chế trong việc lắng nghe âm thanh cuộc sống mà còn gặp khó khăn khi giao tiếp với những người xung quanh. Nếu biết cách giao tiếp với người khiếm thính, bạn sẽ dễ dàng kết nối với họ. Không những thế, bạn còn có thể giúp người khiếm thính xua tan cảm giác cô đơn, mặc cảm.

Bạn đang đọc: Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Phần lớn người khiếm thính chỉ bị khiếm khuyết ở khả năng nghe và phản hồi thông tin. Những chức năng còn lại của các bộ phận khác trên cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Vì thế, họ không đáng bị phân biệt đối xử hoặc bị người khác xa lánh.

Ý nghĩa trong lời nói của một người không chỉ xuất phát từ lời nói mà còn được thể hiện qua ngôn ngữ ký hiệu của họ (còn gọi là ngôn ngữ cơ thể). Với người khiếm thính, ngôn ngữ ký hiệu là yếu tố rất quan trọng trong mọi cuộc giao tiếp. Vậy làm thế nào để bạn và người khiếm thính hiểu được ý mà người kia muốn diễn đạt?

Cách giao tiếp với người khiếm thính

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

Trong nhiều trường hợp, việc giao tiếp với người bị mất thính lực đòi hỏi bạn cần có nhiều sự kiên nhẫn hơn bình thường. Hơn nữa, người khiếm thính cũng rất khó nhận ra bạn đang nói chuyện với họ, đặc biệt là trong những tình huống có nhiều tiếng ồn xung quanh. Vì thế, nếu có thể, bạn hãy tìm kiếm một nơi nào đó yên tĩnh hơn.

Khi giao tiếp với người khiếm thính, bạn cũng cần ưu tiên những nơi có ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trên gương mặt để họ có thể nhìn thấy ngôn ngữ ký hiệu trên nét mặt hoặc khẩu hình của bạn.

Để thu hút sự chú ý của người khiếm khuyết thính lực, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào cánh tay hoặc vai của họ từ phía trước. Phần lớn người bị mất thính lực có khả năng nhìn khẩu hình của người khác để nhận biết chủ đề của cuộc giao tiếp. Vì thế, bạn hãy nói chuyện “tròn vành rõ chữ” để tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếm thính.

Giao tiếp với người bị mất thính lực bằng ngôn ngữ ký hiệu (thông qua cử chỉ và biểu cảm)

Ngôn ngữ ký hiệu góp phần tích cực vào việc truyền tải thông điệp khi giao tiếp với người bị suy giảm thính lực. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, bạn có thể tạo ra những cử chỉ dư thừa, làm mất tập trung của người nghe.

Nhiều người thường cố gắng hét lớn hoặc tìm cách phóng đại âm thanh của lời nói khi giao tiếp với người khiếm thính. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, điều này có thể khiến người nghe cảm thấy khó chịu vì cảm giác người khác đang hét vào mặt mình. Vì thế, tốt hơn hết là bạn chỉ cần nói rõ ràng, chậm rãi.

Tùy thuộc vào người bạn đang nói chuyện mà bạn có cần sử dụng câu đầy đủ hay không. Nếu hai người đã biết rõ về nhau, bạn chỉ cần dùng các cụm từ đã được cả hai biết đến. Nếu không thân thiết, bạn hãy sử dụng câu đầy đủ để người nghe dễ hiểu ý bạn hơn.

Lặp lại những gì bạn đã nói khi giao tiếp với người khiếm thính

Đôi khi, người có vấn đề về thính lực không thể hiểu được những gì bạn nói dù bạn đã cố gắng diễn đạt bằng nhiều cách. Lúc này, bạn hãy kiên nhẫn lặp lại hoặc viết lại những gì bạn đã nói.

Người bị mất thính lực nhiều khi phải mất một thời gian để xử lý thông tin từ những gì họ tiếp nhận được. Vì thế, trước khi rời khỏi cuộc nói chuyện, bạn hãy chắc chắn rằng họ đã hiểu đúng những gì bạn muốn nói.

Cách giao tiếp với người khiếm thính qua điện thoại

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật bơm rửa bàng quang là gì? Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách

>>>>>Xem thêm: Keo giậu là thảo dược gì? Công dụng & liều dùng

Trong trường hợp rất cần nói chuyện với người bị mất thính lực qua điện thoại, trước tiên bạn hãy loại bỏ hết tiếng ồn xung quanh.

Một điều cần lưu ý nữa khi nói chuyện với người khiếm thính qua điện thoại là bạn hãy chắc chắn họ biết họ đang nói chuyện với ai, về chủ đề gì. Trong khi nói chuyện, bạn hãy nói vào ống điện thoại nhưng đừng để nó quá gần miệng. Bạn nói rõ ràng nhất có thể và sẵn sàng lặp lại những gì bạn đã nói.

Giao tiếp qua điện thoại là việc rất khó khăn với người bị suy yếu thính lực. Vì thế, nếu không thật sự cần thiết, bạn không nên nói chuyện với họ qua thiết bị này.

Trong thời gian đầu, việc giao tiếp với người khiếm thính có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc truyền tải và nắm bắt thông điệp của nhau. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn và biết cách, bạn sẽ giúp bản thân và người bị mất thính lực nắm bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện.

Ngôn ngữ ký hiệu là trợ thủ đắc lực trong mọi cuộc giao tiếp với người mất thính lực. Nếu thân thiết, bạn và người nghe có thể tự tạo ra hoặc quy ước những ký hiệu riêng của hai người. Điều này sẽ giúp việc giao tiếp thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Trương Phương Đài / Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *