Giúp mẹ hồi phục cả tinh thần lẫn thể chất sau khi thai chết lưu

Giúp mẹ hồi phục cả tinh thần lẫn thể chất sau khi thai chết lưu

Trước nỗi đau thai chết lưu, mẹ thường sẽ trải qua những cảm xúc nào và nên làm gì để sớm hồi phục tinh thần và thể chất? Để có thể hồi phục sau khi thai chết lưu, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Giúp mẹ hồi phục cả tinh thần lẫn thể chất sau khi thai chết lưu

Là phụ nữ, có lẽ ai cũng muốn được làm mẹ, được một lần bế con và chăm sóc đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, thai kỳ cũng có nhiều nguy cơ như thai chết lưu (thai nhi có khả năng chết lưu trước khi được ra đời). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và thể chất của người mẹ. Khi tình huống này xảy ra, mẹ thường sẽ trải qua những cảm xúc gì và làm thế nào để sớm hồi phục tinh thần và thể chất?

Sang chấn kéo dài do thai lưu

Khi có dấu hiệu thai chết lưu, thai phụ nên đến bệnh viện để có cách xử lý kịp thời. Khá nhiều phụ nữ trải qua những chấn thương do thai chết lưu có thể sẽ mắc những rối loạn tâm lý nặng được gọi là Hội chứng stress sau chấn thương (post-traumatic stress disoder). Tình trạng này có thể kéo dài đến lần thai kì sau. Hội chứng này có thể khiến bạn nhớ đến những ký ức đau buồn về biến cố đã qua hay những ác mộng từng đêm có liên quan đến biến cố ấy.

Hội chứng stress sau chấn thương có thể điều trị khỏi nhờ việc thăm khám bác sĩ tư vấn và chia sẻ về những khó khăn về tâm lí bạn đang gặp phải. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu rõ về việc thai kì chết lưu trước có ảnh hưởng đến lần tiếp theo không nếu bạn muốn sinh con lần sau.

Thai chết lưu nhiều lần xảy ra đối với một vài người mẹ và đó là sự mất mát không thể chấp nhận. Họ thường trải qua cảm giác bị mắc kẹt một thời gian dài trong nỗi đau không thể giải quyết ấy và kéo theo sau đó là cảm giác bị ràng buộc bởi sự sợ hãi và luôn lo lắng về thai kỳ sau liệu có thành công. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể sẽ trải qua trạng thái “phản ứng với kỉ niệm”. Đó là trạng thái mà khi người mẹ mất con tại một thời điểm đặc biệt nào đó của thai kì, mẹ sẽ trở nên thực sự bực bội, cáu giận tại thời điểm đó của thai kì sau.

Vậy có khi nào thì một sự lo lắng thông thường dẫn đến Hội chứng stress sau chấn thương? Thông thường, cảm giác lo lắng do những yếu tố gây stress thì có thể giải quyết trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài kèm theo những ý nghĩ tiêu cực và ký ức không vui về biến cố nào đó thì sự lo lắng ban đầu sẽ trở thành nguy cơ mắc hội chứng này.

Làm thế nào để mẹ hồi phục sau khi thai chết lưu?

Có thể nói cảm giác mất mát con là nỗi đau buồn của cả một gia đình. Tuy nhiên, đối với những cảm xúc đau buồn ấy, tốt nhất là bạn nên học cách đối mặt thay vì trốn tránh. Bạn có thể tìm đến những không gian giúp bạn cảm thấy thư thái khi tĩnh lặng một mình hoặc dành thời gian để chia sẻ cảm xúc với người bạn đời, người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia tâm lý.

Về mặt thể chất, sau khi bác sĩ giúp bạn lấy thai lưu ra khỏi cơ thể, bạn cần thời gian hồi phục. Một vài ngày sau khi trở về nhà, bạn có thể gặp tình trạng căng sữa. Lượng sữa này bình thường sẽ tự hấp thu lại hết trong một vài ngày nhưng ngực của bạn vẫn sẽ có cảm giác đau và căng một thời gian. Điều này có thể làm bạn buồn bã và làm gợi nhớ lại cú sốc ấy nhưng hãy thử ngâm mình trong nước ấm để cảm thấy cơ thể bạn được xoa dịu và cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể chảy máu ngắt quãng trong một vài tuần. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần, kèm sốt hoặc chuột rút, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế.

Bạn hãy luôn tin tưởng rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Việc nghỉ ngơi đầy đủ để sớm phục hồi tinh thần và thể chất sẽ giúp cơ thể bạn mau chóng khỏe lại, cảm giác mất mát sẽ từng chút một vơi đi và bạn có thể trở lại với năng lượng tích cực vốn có trong bạn. Lúc này, bạn cần đến khám tại bệnh viện lớn hoặc bác sĩ nhiều kinh nghiệm để kiểm tra và xin tư vấn để có thể mang thai thành công ở lần tiếp theo.

>>>>>Xem thêm: Bất ngờ với lợi ích của men vi sinh trong chăm sóc da

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *