Là dược sĩ đại học được đào tạo 5 năm trên giảng đường, tôi ước mơ khi ra trường sẽ làm tại khoa dược của một bệnh viện lớn hay một công ty dược uy tín nào đó. Thế nhưng hiện tại, tôi lại làm một việc hoàn toàn khác, một việc mà đối với tôi đến thời điểm này thực sự là may mắn. Đó là thực hiện các chương trình khám miễn phí cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ.
Bạn đang đọc: Giúp trẻ chậm phát triển, tự kỷ hòa nhập xã hội là niềm hạnh phúc của tôi
Chương trình đầy tính nhân văn này do nhãn hàng Vương Não Khang phối hợp cùng các chuyên gia tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung Ương tổ chức cuốn chiếu tại khắp các tỉnh thành trên cả nước đã cho tôi nhận ra được giá trị cao đẹp của tình yêu thương khi được lan tỏa, nhận ra được nghị lực vượt lên số phận trước sự thiệt thòi và kém may mắn của gia đình các bé. Mỗi chương trình, tôi luôn dâng trào cảm xúc hồi hộp xen lẫn háo hức chờ đợi đến ngày lên đường với mong muốn truyền thêm hơi ấm cho các bé thiệt thòi. Và sau mỗi chương trình, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc vì mình đã làm được một việc ý nghĩa và sau chương trình tại Việt Trì, Phú Thọ lần này cũng vậy.
Nội Dung
Chỉ mong con lớn lên khỏe mạnh và có thể tự chăm sóc bản thân
Vừa đặt chân đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Hy Vọng, nơi diễn ra chương trình thăm khám, như mọi lần đập vào mắt tôi là khung cảnh rất đông người đang chờ đợi với những trạng thái khác nhau. Hình ảnh những đứa trẻ quá hiếu động, không làm chủ được hành vi của mình. Hình ảnh những đứa trẻ ngồi thu mình một góc, không nói, không cười. Và bao trùm khung cảnh ấy là gương mặt lo âu, mệt mỏi, hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ đang ngồi chờ khám…
Thấy một người mẹ đang thẫn thờ nhìn đứa con trai 3 tuổi của mình, tôi đến gần và bắt chuyện với chị nhằm hiểu thêm phần nào những nỗi lo mà chị đang đối mặt. Qua trò chuyện, tôi biết chị tên Ngọc, người Phú Thọ. Bé Minh, con trai chị, đã hơn 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Chị chia sẻ: “Nuôi con vất vả lắm. Nhà tôi có 2 bé, bé lớn lúc 2 tuổi đã có thể nói rất nhiều trong khi bé Minh hơn 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Tôi lo cho Minh lắm. Biết hôm nay có đoàn về khám cho các bé bị rối loạn phát triển, tôi đưa cháu đến khám và kiểm tra xem cháu có bị sao không”.
Tôi quay sang bắt chuyện với anh Thắng ngồi gần đó. Anh chị muộn mằn mãi mới có con, con gái anh 5 tuổi mắc chứng tự kỷ. Anh nói: “Con cái là lộc trời cho. Tôi chỉ mong sau này con khôn lớn, có thể tự chăm sóc cho bản thân và tìm được công việc phù hợp là tôi vui lắm rồi. Còn giờ con cứ như thế này, khi vợ chồng tôi lớn tuổi thì không biết ai chăm sóc con…”.
Mong con lớn lên khỏe mạnh, bình an, có thể tự chăm sóc bản thân là mong ước vô cùng giản dị của các bậc cha mẹ có con bị chậm phát triển. Thế nhưng, để thực hiện được ước mong ấy, những bậc phụ huynh như chị Ngọc, anh Thắng phải trải qua một cuộc hành trình với biết bao khó khăn, vất vả.
Hành trình đầy khó khăn và thử thách
Can thiệp và điều trị cho những trẻ này là một quá trình lâu dài. Sự tiến bộ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ từ gia đình. Vì vậy, gia đình rất cần sự quyết tâm, kiên trì và đồng hành với trẻ.
Chia sẻ về hành trình điều trị chứng tự kỷ cho cậu con trai 6 tuổi, chị Minh Anh, một phụ huynh đang có mặt tại điểm thăm khám nghẹn ngào: “Lúc con còn nhỏ, do bận công việc nên tôi không chú ý nhiều đến hành vi của con. Thế nhưng, càng ngày bé lại càng có nhiều biểu hiện kỳ lạ như thích đi kiễng chân, cứ ôm khư khư con gấu bông mọi lúc mọi nơi và ai hỏi gì cũng không đáp. Tôi lo quá, đưa bé đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị tự kỷ thể trung bình. Nhìn kết quả, tôi gần như tuyệt vọng nhưng vẫn phải cố suy nghĩ lạc quan. Tôi đưa bé đi khám khắp nơi, tốn biết bao nhiêu tiền, nghe ai chỉ ở đâu có bác sĩ giỏi là mẹ con lại lặn lội lên đường. 3 – 4 năm đã trôi qua, tình trạng con tôi cũng không thấy tiến triển nhiều. Hôm nay, nghe có bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung Ương về thăm khám miễn phí, tôi đưa con đi khám ngay và hy vọng sẽ có phương pháp cải thiện tốt cho con hơn…”.
Đúng như những gì chị Minh Anh chia sẻ, hành trình chăm sóc và điều trị cho những bé như con chị rất gian nan, vất vả. Ngoài việc cho trẻ điều trị can thiệp ở các trung tâm, ở nhà cha mẹ cũng cần lưu ý chơi và dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Bạn phải dạy con từ những điều nhỏ nhặt nhất như chỉ tay vào các bộ phận cơ thể, chỉ tay vào đồ vật, chào, hoan hô, bắt tay, ú òa… Dạy trẻ cách phát âm, thể hiện cảm xúc qua nét mặt, tiếng kêu con vật… Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ các kỹ năng như bò, tự xúc ăn, đi vệ sinh, mặc áo, mang dép đúng.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ không đồng nghĩa với mọi cánh cửa đóng lại
Đang trò chuyện với tôi, chị Minh Anh nghe gọi đến số của mình nên dẫn con trai vào phòng khám. Trên mặt chị đượm vẻ lo lắng nhưng cũng khấp khởi một niềm hy vọng.
Tôi lặng lẽ nhìn theo cho đến lúc chị dẫn cậu bé đến ngồi đối diện bác sĩ. Thấy bác sĩ, bé vẫn cứ ngẩn người, hỏi gì cũng không đáp, chị lại nhìn bé đầy xót xa. Nhìn chị, lòng tôi lại xốn xang những cảm xúc khó tả.
Đang thẫn thờ, bỗng nhiên tôi thấy chị cười khi nghe bác sĩ nói một điều gì đấy. Chắc hẳn, các bác sĩ tâm bệnh đã mang đến cho chị một niềm hy vọng mới.
Tìm hiểu thêm: 6 điều bạn nên biết để làm món salad tốt cho sức khỏe
Chị thấy tôi đã không ngần ngại khoe: “Bác sĩ nói bệnh của cháu chỉ cần kiên trì thực hiện các biện pháp can thiệp kết hợp với việc sử dụng sản phẩm bổ não đặc hiệu cho trẻ theo phương pháp “HỖ TRONG – TRỢ NGOÀI” con sẽ tiến bộ nhanh hơn. Nghe vậy, tôi cũng mừng, vì đã tin rằng biện pháp này sẽ giúp ích được cho bệnh tình của cháu”.
Trường hợp của anh Huy Long thì khác, anh cho hay: “Tôi đã từng cho con khám các bác sĩ viện nhi đợt trước rồi và từ khi thực hiện biện pháp can thiệp kết hợp sử dụng sản phẩm bổ não đặc hiệu Vương Não Khang (*), tình trạng của cháu đã có tiến triển hơn rất nhiều. Giờ cháu có thể phân biệt, nhận biết màu sắc và nói rõ được một số từ. Nhìn thấy các biểu hiện của con được cải thiện qua từng ngày tôi rất vui. Đợt này đưa cháu đi khám lại để bác sĩ xem cháu sẽ tiếp tục điều trị như thế nào”.
Nhìn thấy niềm vui ánh lên trong mắt của những bậc cha mẹ, tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã và đang làm một việc rất có ý nghĩa như vậy. Hy vọng với những điều bác sĩ đã chia sẻ, chị Ngọc, anh Thắng, chị Minh Anh, anh Long và rất nhiều phụ huynh khác sẽ có thêm động lực, niềm tin để cùng con vượt qua hành trình đầy khó khăn và thách thức này.
Vương Não Khang – Giải pháp cho những trẻ bị rối loạn phát triển
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang là sản phẩm bổ não đặc hiệu cho trẻ giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn phát triển đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
>>>>>Xem thêm: Top 8 sữa rửa mặt cho da hỗn hợp thiên dầu, giúp lấy sạch bụi bẩn mà không làm khô da
Với các thành phần chính gồm:
- Đinh lăng: Có tác dụng tăng biên độ sóng não, tăng tiếp nhận kích thích ánh sáng, tăng phản xạ có điều kiện, giúp các chức năng của hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
- Thăng ma: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, giảm stress, giảm đau, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
- Ginkgo biloba: Tăng tuần hoàn máu não, qua đó tăng hoạt động trí tuệ, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ.
- Taurine: Axit amin này cần cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, có tác dụng làm tăng sinh các chất dẫn truyền thần kinh trung ương, góp phần điều hòa hoạt động não bộ.
- Coenzyme Q10: Có vai trò ngăn chặn tác hại của gốc tự do sinh ra trong các chuyển hóa bình thường của cơ thể.
- Vitamin B6: Là thành phần cần thiết để tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và các enzyme thiết yếu cho não.
- Axit folic: Là nguyên liệu để tổng hợp glutathione, có tác dụng chống oxy hóa tại não.
- Natri succinate: Có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng cường sự tỉnh táo, tập trung và phản xạ đối với môi trường xung quanh.
Sản phẩm Vương Não Khang có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng tiếp nhận thông tin, tập trung, ghi nhớ và phản xạ cho trẻ.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ghi theo lời kể của dược sĩ Thu Hà