Khi bụng ngày càng to ra theo sự phát triển của thai nhi, việc bà bầu khó thở 3 tháng cuối là điều không thể tránh khỏi. Trong trường này, mẹ bầu có nên lo lắng?
Bạn đang đọc: Góc tư vấn: Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nên làm gì để giảm khó chịu?
Trên thực tế, việc mẹ cảm thấy khó thở, thở nông trong tam cá nguyệt thứ ba là tình trạng hay gặp. Bởi vì cơ thể mẹ trong giai đoạn này đang có sự thay đổi bên trong để nhường chỗ cho em bé đang lớn. Tuy nhiên, đôi khi cảm giác khó thở có thể là dấu hiệu của những bệnh lý hô hấp hay tim mạch, ví dụ như biến chứng của tiền sản giật hay triệu chứng của hen phế quản. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị hen suyễn, viêm phổi, COVID-19, bệnh tim mạch, bệnh mạn tính khác… nên cần lưu ý nhé!
Nội Dung
Giải đáp thắc mắc: Vì sao bà bầu khó thở 3 tháng cuối?
Trên thực tế, bà bầu khó thở 3 tháng cuối ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc làm những việc nhẹ nhàng là điều phổ biến và thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể là do:
- Thai nhi đang ngày càng phát triển, lúc này em bé sẽ cần nhiều oxy hơn từ máu của mẹ bầu. Điều này khiến mẹ cần nhiều oxy hơn và tăng nhịp thở so với bình thường, từ đó gây cảm giác khó thở, thở gấp.
- Nguyên nhân đáng chú ý hơn là do kích thước của em bé đang tăng lên trong 3 tháng cuối khiến tử cung to ra và gây áp lực lên cơ hoành (cơ bên dưới phổi). Điều này khiến cho phổi bị nén lại phần nào, làm giảm đi không gian mà phổi có để trao đổi oxy.
Mặc dù việc bà bầu khó thở 3 tháng cuối có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng nhưng nếu triệu chứng nhẹ, hoàn toàn có thể dung nạp và sống chung với nó thì thường không gây hại gì bởi đây là những thay đổi bình thường của thai kỳ. Mẹ có thể yên tâm rằng, cảm giác khó thở khi mang thai không có nghĩa là bạn nhận ít oxy hơn. Mặc dù mỗi lần thở có thể hít thở ít không khí hơn so với bình thường nhưng cơ thể sẽ có những cơ chế bù trừ để cả mẹ và em bé đều có thể nhận đủ oxy. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ cũng tăng thể tích máu khi mang thai để đảm bảo rằng em bé trong bụng luôn nhận đủ oxy. Bạn chỉ nên thực sự lo ngại khi triệu chứng gây khó chịu nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, trở nặng hơn vốn có hay cơ thể có sẵn bệnh nền về hô hấp, tim mạch.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nên làm gì để kiểm soát hơi thở tốt hơn?
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi tháng cuối, mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối hay bầu tháng cuối khó thở phải làm sao, khi nào thì hết? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ!
Việc bà bầu bị khó thở 3 tháng cuối có thể kéo dài đến khi đầu của em bé tụt xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời. Lúc này, mẹ mới có thể cảm thấy dễ thở hơn một chút. Tuy nhiên, trước khi điều đó xảy ra, bạn vẫn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn:
Duy trì một tư thế tốt cho thai kỳ khi đứng, ngồi, nằm
Đối với tình trạng mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối, nếu mẹ đứng, ngồi khom lưng sẽ càng thấy khó thở hơn. Thay vì vậy, mẹ nên duy trì một tư thế tốt bằng cách giữ thẳng lưng khi đứng hay ngồi. Điều này sẽ giúp phổi được mở rộng khi thở để giúp mẹ hít thở thoải mái hơn.
Đối với tư thế nằm, mẹ nên nằm nghiêng và sử dụng thêm gối dành cho bà bầu. Loại gối này sẽ giúp mẹ duy trì tư thế nằm nghiêng khi ngủ và hỗ trợ, nâng đỡ phần bụng bầu để cảm thấy dễ chịu hơn.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nên tập thể dục nhẹ nhàng
Một số hình thức vận động, chẳng hạn như tập thể dục nhịp điệu có thể tốt cho nhịp tim và hơi thở của mẹ bầu. Thế nhưng, mẹ cần lưu ý là chỉ nên tập khi bác sĩ đã chấp thuận và không đưa ra khuyến cáo nào nhé!
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bắt đầu tập yoga trước khi sinh. Bởi vì hít thở là một trọng tâm của việc luyện tập yoga. Đồng thời, việc kéo căng cơ thể trong bộ môn yoga có thể giúp cải thiện tư thế của bạn, từ đó giúp phổi có nhiều không gian để thở hơn.
Tuy nhiên, dù chọn hình thức vận động nào thì mẹ cũng không nên gắng sức một cách không cần thiết. Thay vào đó, mẹ cần lắng nghe cơ thể để biết khi nào cần nghỉ ngơi nhé!
Các lưu ý về chăm sóc sức khỏe thai kỳ cần biết
Tìm hiểu thêm: Nên dùng dầu xả trước hay sau khi gội?
>>>>>Xem thêm: Sinh con liền nhau: bố mẹ chăm con như thế nào?
Ngoài hai biện pháp giúp kiểm soát hơi thở kể trên, bà bầu khó thở 3 tháng cuối phải làm sao? Câu trả lời là mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe cơ bản để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi. Các lưu ý bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và cai hút thuốc (nếu có)
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại như khói bụi, mùi hóa chất, tác nhân khiến bạn dị ứng…
- Đảm bảo ăn uống lành mạnh, đủ chất
- Tránh làm việc quá sức, mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý
- Ở những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý di chuyển chậm rãi để giúp tim và phổi hoạt động nhẹ nhàng hơn
- Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, nếu được thì mẹ nên sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà để giảm bụi và nấm mốc. Điều này nhằm giúp bảo vệ sức khỏe hô hấp của mẹ bầu và cả gia đình.
Nhìn chung, bà bầu khó thở 3 tháng cuối là tình trạng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bị khó thở đột ngột hoặc có vẻ nghiêm trọng, biểu hiện qua một số triệu chứng như ho, thở khò khè, tim đập nhanh, đau khi hít thở, khó thở dẫn đến khó nói chuyện… thì cần nhanh chóng nhập viện để được bác sĩ hỗ trợ điều trị bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.