Hiện nay, phương pháp giục sinh không còn là khái niệm quá xa lạ với nhiều người. Nếu bà bầu không thể chuyển dạ tự nhiên hoặc thai quá ngày dự sinh thì bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phương pháp này để đảm bảo mẹ tròn con vuông.
Bạn đang đọc: [Góc tư vấn]: Giục sinh và những điều mẹ bầu nên biết!
Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn sẵn sàng cho cuộc sinh nhưng thai đã 40 tuần rồi mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ sinh con? Bạn nghe nói nếu tình trạng này tiếp tục thì bác sĩ sẽ phải sử dụng đến phương pháp giục sinh? Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về phương pháp này? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
Giải đáp thắc mắc: Phương pháp giục sinh là gì?
Ngoài trường hợp đã đến ngày sinh nhưng mẹ bầu vẫn chưa chuyển dạ, ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu bạn và bé gặp phải các vấn đề về sức khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp để đẩy nhanh quá trình sinh nở. Phương pháp này được gọi là giục sinh. Thay vì chờ cho đến lúc bạn chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật y khoa để quá trình sinh nở diễn ra sớm hơn.
Phương pháp này là lựa chọn cần thiết cho nhiều phụ nữ mang thai. Thế nhưng, nó cũng gây ra một số rủi ro nhất định. Đa số các chuyên gia y tế đều nói rằng quá trình chuyển dạ tự nhiên tốt hơn và các biện pháp giục sinh chỉ được sử dụng khi có lý do y khoa rõ ràng.
Khi nào cần sử dụng đến các phương pháp giục sinh?
Giục sinh rất là phổ biến, theo ước tính cứ khoảng 4 phụ nữ mang thai thì lại có 1 người phải sử dụng biện pháp này. Phương pháp này có thể được thực hiện vì lý do y khoa hoặc do sự thuận tiện của người mẹ hoặc bác sĩ. Tuy nhiên, nếu chỉ vì người mẹ muốn sinh sớm thì đây không phải là một phương pháp tốt. Chỉ nên sử dụng phương pháp giục sinh khi:
- Thai kỳ đã qua ngày dự sinh từ 1 – 2 tuần. Sau 41 tuần, mẹ bầu và bé có nguy cơ bị biến chứng cao.
- Nước ối đã vỡ nhưng quá trình chuyển dạ chưa diễn ra. Khi nước ối vỡ, bạn và bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Tuy nhiên, đôi khi tình huống này chưa cần phải sử dụng đến các biện pháp giục sinh. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc này. Khi nước ối vỡ, bác sĩ sẽ hạn chế kiểm tra âm đạo để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Mẹ bầu có một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến mẹ hoặc bé gặp nguy hiểm. Nếu bạn bị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tiền sản giật hoặc sản giật, bác sĩ sẽ chỉ định giục sinh.
- Các xét nghiệm cho thấy bé gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu bé không phát triển bình thường hoặc có nhịp tim bất thường, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phương pháp này.
Những tình huống không nên giục sinh
Nếu thai kỳ của bạn chỉ mới vượt mốc 40 tuần một vài ngày thì không cần phải sử dụng đến phương pháp này. Giục sinh không nên được sử dụng cho đến khi thai kỳ của bạn được 41 tuần hoặc hơn.
Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp giục sinh “không cấp thiết” nếu bạn sống xa bệnh viện và bạn sợ rằng mình sẽ không đến bệnh viện kịp hoặc vì lý do cá nhân nào đó. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc thật kỹ bởi vì biện pháp giục sinh vẫn có một số rủi ro nhất định. Luôn nhớ rằng các biện pháp giục sinh chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết.
Bạn cũng không nên muốn sinh quá sớm bởi bé sinh ra trước 39 tuần sẽ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, phải ở bệnh viện lâu hơn và phải chăm sóc “vất vả” hơn.
“Điểm mặt” 4 biện pháp giục sinh thường gặp
Dưới đây là 4 biện pháp giục sinh phổ biến mà Kenshin muốn giới thiệu với bạn:
1. Tách màng ối
Áp dụng biện pháp giục sinh bằng cách tách màng ối bao lâu thì sinh, tiến hành như thế nào? Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ đeo găng và dùng ngón tay tách màng ối ra khỏi thành tử cung. Phương pháp này nhằm mục đích giải phóng hormone gây co thắt tử cung. Tuy nhiên, cách này có thể khiến bạn khó chịu.
Sau khi lóc ối, bạn có thể về nhà và đợi các cơn co thắt xuất hiện. Bạn cũng có thể cảm thấy đau thắt bụng hoặc xuất hiện các đốm máu.
Có nhiều nghiên cứu không đồng ý với phương pháp này vì nó gây ra nhiều rủi ro. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ hơn ưu và nhược điểm của phương pháp này trước khi quyết định nhé.
2. Giục sinh bằng nội tiết tố
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn áp dụng biện pháp giục sinh là tiêm thuốc làm mềm cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn kích thích tố prostaglandin để mở cổ tử cung và kích hoạt các cơn co thắt gây chuyển dạ. Nếu bạn đã từng sinh mổ trước đây thì bác sĩ sẽ không sử dụng phương pháp này bởi nó có thể làm tăng nguy cơ vỡ tử cung.
3. Giục sinh bằng cách làm giãn nở cổ tử cung
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc đặt bóng kích đẻ, đặt bóng gây chuyển dạ hoặc đặt túi nước kích sinh… là như thế nào?
Trong thủ thuật kích sinh này, bác sĩ có thể chèn một ống thông có gắn quả bong bóng rất nhỏ vào cuối cổ tử cung của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm nước vào quả bóng, khi quả bóng được bơm căng, nó sẽ gây áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở và mềm hơn.
4. Thuốc giục sinh
Sau khi truyền thuốc kích đẻ bao lâu thì đẻ hay tiêm thuốc giục sinh bao lâu có tác dụng? Câu trả lời là thuốc giúp chuyển dạ Pitocin (oxytocin) có thể giúp bắt đầu các cơn co thắt. Bác sĩ sẽ bắt đầu với một liều nhỏ và tăng dần cho đến khi các cơn co thắt đủ mạnh và liên tục để bé chào đời.
Vậy truyền thuốc kích đẻ bao lâu thì đẻ? Một số phụ nữ sẽ chuyển dạ và sinh trong vòng vài giờ sau khi giục sinh. Một số khác mất khoảng 1 – 2 ngày mới bắt đầu chuyển dạ. Nếu những phương pháp trên không có hiệu quả, bạn sẽ phải sinh mổ.
Giục sinh và những rủi ro có thể gặp phải
Tìm hiểu thêm: Kiêng cữ khi mang thai: Những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu
1. Những rủi ro có thể gặp phải
Nhìn chung, các biện pháp giục sinh khá an toàn nhưng nó vẫn có thể gây ra một số rủi ro nhất định:
- Nguy cơ sinh mổ cao: Nếu các phương pháp giục sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
- Ở lại bệnh viện lâu hơn: Nếu giục sinh, bạn phải ở lại bệnh viện lâu hơn khi chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn phải sinh mổ sau khi giục sinh thì thời gian ở lại bệnh viện của bạn sẽ càng lâu.
- Cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau: Giục sinh có thể khiến các cơn co thắt mạnh và liên tục hơn so với chuyển dạ tự nhiên. Do đó, nhiều khả năng bạn phải gây tê ngoài màng cứng hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát các cơn đau.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Làm vỡ túi ối có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu bạn không sinh trong vòng một hoặc hai ngày sau khi giục sinh.
- Các vấn đề về sức khỏe của bé: Những phụ nữ sử dụng các biện pháp giục sinh thường sẽ sinh con sớm một chút, khoảng từ giữa tuần thứ 37 và tuần thứ 39. Do đó, bé sinh ra có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp và một số vấn đề khác.
2. Các biến chứng trong quá trình giục sinh
Giục sinh, đặc biệt là giục sinh bằng thuốc có thể không an toàn cho những phụ nữ đã từng sinh mổ hoặc đã từng phẫu thuật tử cung trước đây. Các cơn co thắt mạnh có thể khiến nhau thai tách ra khỏi thành tử cung (bong nhau thai). Tình trạng này khá nghiêm trọng nhưng hiếm gặp.
Nếu bác sĩ đề nghị sử dụng các biện pháp giục sinh, bạn nên hỏi kỹ về các biến chứng có thể xảy ra để đảm bảo rằng đó là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của chính bạn và bé yêu.
Những cách giục sinh tự nhiên mà mẹ bầu có thể tham khảo
Có rất nhiều biện pháp tự nhiên được xem là giúp ích cho việc giục sinh nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
1. Quan hệ tình dục
Về lý thuyết, có rất nhiều lý do mà việc quan hệ tình dục có thể kích thích quá trình chuyển dạ. Ví dụ, hoạt động tình dục có thể giải phóng hormone oxytocin, giúp xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Bạn có thể “yêu” trong khi mang thai nhưng không nên “yêu” khi nước ối đã vỡ vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
2. Kích thích núm vú
Hành động kích thích núm vú có thể khiến tử cung co thắt, giúp đẩy nhanh việc chuyển dạ. Oxytocin là hormone giúp tử cung co thắt và giúp đẩy sữa ra khỏi bâu ngực. Kích thích này cũng sẽ giúp tử cung co lại với kích thước ban đầu. Bạn hoặc chồng có thể kích thích núm vú bằng tay hoặc máy hút sữa.
3. Giục sinh tự nhiên bằng dầu thầu dầu
Uống dầu thầu dầu là cách giục sinh tự nhiên mà nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Dầu thầu dầu có tính chất nhuận tràng nên có thể giúp kích thích các cơn co thắt tử cung. Thế nhưng, nó cũng có thể gây ra tiêu chảy tồi tệ, khiến bạn mệt mỏi và mất nước.
4. Ăn dứa
Dứa tươi – đặc biệt là phần lõi – có chứa một loại enzyme gọi là bromelain, thường được sử dụng làm chất làm mềm thịt. Theo kinh nghiệm dân gian, việc ăn bromelain từ quả dứa có thể giúp cổ tử cung mềm ra và kích thích chuyển dạ.
Tuy nhiên, hiện nay không có bằng chứng nào ủng hộ lý thuyết này. Thế nhưng, không có hại gì khi thưởng thức một khẩu phần dứa trong thai kỳ nếu ẹm bầu không gặp rắc rối với chứng ợ chua.
5. Ăn chà là
Có một số ý kiến cho rằng bà bầu ăn chà là vài tuần trước ngày dự sinh có thể khuyến khích cổ tử cung giãn mở. Tuy nhiên, chưa có đủ nghiên cứu để xác nhận điều này là đúng nhưng việc ăn chà là khi mang thai cũng tốt cho mẹ bầu nên bạn có thể thử.
6. Tập thể dục
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Khi cơ thể bạn di chuyển, bé sẽ di chuyển đúng vào tư thế sinh. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp mở xương chậu để sinh nhanh hơn.
7. Giục sinh bằng bóng tập
>>>>>Xem thêm: Review 4 loại ngũ cốc gạo lứt huyết rồng nhiều người tìm kiếm hiện nay
Bóng tập là một loại bóng bơm hơi có kích cỡ lớn được làm từ nhựa dẻo, đôi khi còn được gọi là bóng vật lý trị liệu. Các bài tập với bóng tập sẽ giúp bé quay đầu và di chuyển vào kênh sinh. Khi bé di chuyển vào đúng vị trí, quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu. Các bài tập này đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để giúp tăng tốc độ giãn nở cổ tử cung và giúp bé di chuyển xuống xương chậu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các bài tập này cũng giúp kiểm soát cơn đau và giúp bạn tìm được một tư thế sinh thoải mái.
Việc áp dụng phương pháp giục sinh là một điều cần thiết trong một số trường hợp. Thế nhưng, trước khi quyết định, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin kích thích chuyển dạ nhé. Mặc dù các phương pháp giục sinh có thể giúp ích nhưng bạn đừng thử bất cứ phương pháp nào khi chưa thảo luận với bác sĩ bởi một số cách có thể gây nguy hiểm cho bạn đấy.