Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Gout cấp là một bệnh lý về xương khớp gây ra do tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành của các tinh thể urate trong khớp, gây ra cơn đau và sưng viêm cấp tính. Mặc dù nhiều người vẫn xem nhẹ những triệu chứng này, nhưng gout cấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tính nguy hiểm của gout cấp và những người có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Bạn đang đọc: Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Tìm hiểu chung

Bệnh gout cấp là gì?

Gout là một bệnh viêm khớp phổ biến và phức tạp, có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Bệnh xảy ra khi có sự lắng đọng thành các tinh thể axit uric trong dịch khớp khiến cho khớp bị viêm.

Bệnh gout cấp đặc trưng bởi các cơn sưng đau đột ngột ở các khớp. Cơn gout cấp đầu tiên thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 35-55 và phổ biến hơn ở nam giới. Ở phụ nữ, cơn gout thường biểu hiện sau tuổi mãn kinh.

Gout cấp khác với thể mãn tính, là tình trạng cơn gout lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của gout cấp

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Đặc điểm của cơn gút cấp là thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, làm bệnh nhân giật mình tỉnh giấc vì cơn đau khớp, thường là ở khớp ngón cái, bàn chân; đôi khi gặp ở mắt cá, cổ chân và ít khi xảy ra ở khớp háng, cột sống và khớp vai.

  • Các khớp chịu ảnh hưởng của cơn gout cấp thường sưng mềm, phù nề, đỏ và đau dữ dội. Bề mặt da ở khớp bị sưng có dấu hiệu căng đỏ. Các dấu hiệu này thường kéo dài 5-7 ngày rồi giảm dần và khớp trở lại bình thường.
  • Ngoài khớp, trong cơn gout cấp, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị tổn thương.
  • Có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa.
  • Cơn gút cấp dễ tái phát, lần sau thường kéo dài và nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các cơn này đôi lúc lên đến trên 10 năm.

Bên cạnh các trường hợp điển hình, cũng có thể tối cấp với các dấu hiệu của gút dữ dội, đau nặng; nhưng cũng không ít trường hợp gout cấp thuộc thể nhẹ, ít đau và dễ bị bỏ qua.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh gout cấp là gì?

Bệnh gout xảy ra là do lượng axit uric trong máu của bạn cao hơn bình thường. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric hoặc khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc đào thải axit uric ra ngoài. Khi đó, axit uric sẽ tích tụ trong các dịch khớp và hình thành tinh thể axit uric. Các tinh thể này sẽ làm cho khớp bị viêm, sưng lên và đau.

Chính xác vì sao lại xuất hiện những tình trạng này đến nay vẫn chưa được xác định rõ.

Những ai có nguy cơ cao mắc phải bệnh gout cấp?

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric máu, tăng nguy cơ mắc bệnh gout cấp bao gồm:

  • Chế độ ăn uống mất cân đối. Trong đó, ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, uống đồ ngọt chứa nhiều đường fructose, uống nhiều rượu bia.
  • Thừa cân.
  • Một số bệnh lý hay vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan, thận khác.
  • Một số thuốc bao gồm aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn beta – cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric máu.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh gút.
  • Giới tính và tuổi tác cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh gout, chẳng hạn như tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn phụ nữ. Do phụ nữ thường có nồng độ axit uric thấp hơn, nhưng sau mãn kinh thì lượng axit uric ở cả hai phái là gần như nhau. Đồng thời, nam giới cũng có khả năng phát triển gout cấp sớm hơn phụ nữ.
  • Người trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây cũng có nguy cơ gây ra cơn gout cấp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gout cấp?

Tìm hiểu thêm: Chữa ngủ ngáy bằng Đông y: Bạn đã thử chưa?

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Thông thường, triệu chứng của những cơn gout đầu tiên cũng được xem như một tiêu chuẩn để bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh gout cấp tính. Ngoài ra, một số xét nghiệm kiểm tra sau đây có thể được chỉ định để phân biệt gout cấp với các dạng viêm khớp khác:

  • Phân tích dịch khớp để tìm các tinh thể axit uric.
  • Kiểm tra nồng độ axit uric máu
  • Sinh thiết khớp
  • Kiểm tra nồng độ axit uric trong nước tiểu.

Có thể thấy, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp CT, chụp MRI thường không mang lại giá trị chẩn đoán cho bệnh gout cấp. Về các kiểm tra nồng độ axit uric, axit uric trong máu trên 7 mg/dL được xem là cao nhưng không phải ai có nồng độ axit uric máu cao cũng mắc bệnh gout.

Những phương pháp điều trị gout cấp

Nếu bạn có một cơn gout, hãy uống thuốc điều trị gout càng sớm càng tốt. Theo phác đồ điều trị gout cấp của Bộ Y tế, các nhóm thuốc điều trị gout cấp bao gồm:

Điều trị viêm khớp trong gout cấp

  • Colchicine: là chỉ định đầu tay để giảm sưng, đau, viêm trong các cơn gout cấp. Khuyến cáo mới nhất cho thấy không nên dùng liều cao cho bệnh nhân. Liều 1mg/ngày, dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ khi khởi phát cơn gout) thường được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân. Nên kết hợp với thuốc chống viêm không steroid để tăng hiệu quả kháng viêm nếu như không bị chống chỉ định với nhóm này.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…). NSAIDs được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với colchicine. Lưu ý tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày, suy thận,…
  • Corticoid đường toàn thân: được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày.

Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng 

Một số thuốc có thể được chỉ định hằng ngày sau cơn gout để làm giảm axit uric: allopurinol, febuxostat hoặc probenecid…

Chế độ sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh gout cấp

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Khi mắc phải bệnh gout cấp, người bệnh có thể thuyên giảm bệnh thông qua việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống thường ngày, cụ thể là:

  • Tránh ăn nhiều thịt, cá, tôm, cua, nội tạng động vật,… vì chúng có chứa nhiều purin. Khẩu phần thịt không nên quá 150 gam/ngày, bạn có thể thay thế bằng trứng, rau củ quả,…
  • Không uống rượu.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2-4L nước mỗi ngày, đặc biệt là các loại nước khoáng có chứa kiềm, nước kiềm 14%. Điều này sẽ giúp tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, hạn chế lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
  • Giảm cân và tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Tránh các yếu tố khác làm khởi phát cơn gout cấp như: stress, chấn thương,…

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa gout cấp?

Gout cấp có nguy hiểm không? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?

>>>>>Xem thêm: Bị ho ăn tôm được không? Cách ăn tôm khi bị ho

Việc xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế các cơn gout xảy ra:

  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Giảm sử dụng thực phẩm có chứa nhiều purin, chất béo.
  • Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như sữa ít béo, hoa quả, rau xanh, các loại hạt,…
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý có nguy cơ gây nên bệnh gout thứ phát: suy thận, các bệnh lý chuyển hóa và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc điều trị bệnh nào,…

Tóm lại, gout cấp không chỉ là một căn bệnh khó chịu mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhận biết và hiểu về những nguy cơ cao mắc bệnh gout là quan trọng để có thể phòng ngừa và xử lý tình trạng này một cách hiệu quả. Hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để biết thêm thông tin và hỗ trợ trong việc quản lý gout cấp và giữ gìn sức khỏe xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *