Trên cơ thể người, hệ thống hạch bạch huyết (hay còn gọi là hạch) phân bố ở khắp nơi, điển hình như ở cổ, nách, háng, bẹn,…Bệnh hạch to là tình trạng “báo hiệu’ cho thấy hệ bạch huyết đang chống lại các tác nhân có nguy cơ gây nhiễm trùng. Sưng hạch bạch huyết có thể làm bạn lo lắng khi liên tưởng đến khối u trong ung thư. Nhưng thực tế, hạch bạch huyết sưng to liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này qua các thông tin sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Hạch to
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Hạch to là bệnh gì?
Bệnh hạch to là tình trạng sưng các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ thuộc hệ miễn dịch và được tìm thấy khắp cơ thể. Hạch to có thể xảy ra ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể.
Bệnh hạch to là hạch có kích thước lớn nên bạn có thể sờ được và có 2 loại:
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hạch to là gì?
Bạn có thể không có triệu chứng hoặc có vài triệu chứng thường gặp của hạch to như:
- Xuất hiện một khối đau, nóng hoặc đỏ dưới da;
- Mệt mỏi hơn bình thường;
- Phát ban da;
- Sụt cân không giải thích được;
- Lách to;
- Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Nổi hạch ở nách: Dấu hiệu báo động nguy hiểm!
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:
- Sốt;
- Sưng hạch bạch huyết và đau;
- Phát ban da;
- Hạch bạch huyết có các vệt đỏ quanh nó hoặc da xung quanh hạch có màu đỏ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh hạch to?
Bệnh hạch to thường là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Các nguyên nhân khác bao gồm dị ứng thuốc hoặc dị ứng vắc xin, ung thư và các bệnh có ảnh hưởng đến mô hỗ trợ, liên kết và bảo vệ các cơ quan. Hạch to toàn thân có thể do nhiều tình trạng khác nhau, như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên;
- Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, cytomegalovirus (CMV);
- Rubella, thủy đậu, sởi;
- HIV;
- Viêm gan A và viêm gan B;
- Roseola trẻ sơ sinh − virus herpes típ 6 (HHV-6);
- Sốt xuất huyết;
- Adenovirus;
- Nhiễm khuẩn huyết;
- Sốt thương hàn;
- Lao;
- Giang mai;
- Bệnh dịch;
- Bệnh Lyme;
- Bệnh tularaemia;
- Toxoplasmosis, leishmaniasis, bệnh Chagas;
- Bệnh nấm coccidioidomycosis;
- Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên;
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Các phản ứng thuốc (ví dụ phenytoin, allopurinol, primidone);
- Bệnh huyết thanh;
- Bệnh Gaucher;
- Bệnh Niemann-Pick;
- Bệnh bạch cầu cấp;
- Lymphoma (Hodgkin, không Hodgkin);
- U nguyên bào thần kinh;
- Bệnh mô bào.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh hạch to?
Bệnh hạch to có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hạch to?
Có nhiều yếu tố nguy cơ đối bị hạch to, như:
- Chơi với mèo;
- Dùng thức ăn chưa nấu chín;
- Côn trùng cắn;
- Lao;
- Truyền máu hoặc ghép tạng gần đây;
- Hành vi tình dục có nguy cơ cao;
- Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch;
- Nghề nghiệp: thợ săn, người đánh bắt, ngư dân, công nhân lò mổ;
- Đi du lịch đến các vùng bị nhiễm.
Điều trị hiệu quả
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật thông tin cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ
>>>>>Xem thêm: 4 mẹo giúp mẹ bầu kiểm soát cơn thèm ăn
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hạch to?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Các xét nghiệm máu có thể cho thấy liệu bạn có bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh trạng khác không;
- X-quang ngực là hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của phổi và tim;
- Siêu âm sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh của các hạch bạch huyết trên màn hình;
- Chup CT;
- MRI sử dụng từ trường mạnh và máy tính để chụp ảnh các hạch bạch huyết của bạn;
- Sinh thiết hạch bạch huyết là một thủ thuật được sử dụng để lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ có thể lấy tế bào của hạch qua kim chọc hoặc lấy một hay nhiều hạch trong quá trình phẫu thuật.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hạch to?
Các triệu chứng có thể biến mất mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể cần phải điều trị các vấn đề đã làm cho các hạch bạch huyết sưng lên. Bác sĩ có thể kê thuốc nếu bạn bị nhiễm trùng, ung thư hoặc các nguyên nhân khác của bệnh hạch to.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hạch to?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh hạch to:
- Áp một miếng nén ấm, ướt chẳng hạn như khăn tắm nhúng vào nước nóng và vắt ráo tới khu vực bị ảnh hưởng;
- Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa, bao gồm aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®), naproxen (Aleve®) hoặc acetaminophen (Tylenol®). Bạn nên cẩn thận khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên;
- Bạn nên nghỉ ngơi để hỗ trợ việc hồi phục.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.