Chuột rút là hiện tượng co thắt đột ngột, đau đớn, không chủ ý ở một hoặc nhiều cơ. Bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút, có thể gây đau từ nhẹ đến nặng, Chứng chuột rút tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, đau đớn và thường xảy ra về đêm làm gián đoạn giấc ngủ của nhiều người. Một người có thể bị chuột rút vì nhiều lý do và loại thuốc tốt nhất có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút Vậy nếu hay bị chuột rút uống thuốc gì thì khỏi? Liệu có những mẹo chữa chuột rút bắp chân nào cho hiệu quả ngay lập tức?
Bạn đang đọc: Hay bị chuột rút uống thuốc gì thì hiệu quả?
Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay về thuốc trị chuột rút, cách chữa chuột rút nhanh khỏi và những điều bạn cần làm để tránh gặp phải tình trạng này lần nữa.
Nội Dung
Tại sao hay bị chuột rút?
Bị chuột rút uống thuốc gì và cách phòng ngừa chuột rút tái phát sẽ phần nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chuột rút là cơn đau nhói xảy ra khi cơ đột ngột co lại và không giãn ra được, chúng có một số nguyên nhân tiềm ẩn. Một người bình thường thường bị chuột rút cơ bắp sau khi tập thể dục thể thao, chuột rút bắp chân vào ban đêm, chuột rút kinh nguyệt, chuột rút dạ dày.
Chuột rút cơ bắp
Chuột rút có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ xương nào nối với xương. Chuột rút có thể ảnh hưởng đến một phần cơ, toàn bộ cơ hoặc các cơ khác nhau trong cùng một nhóm.
Các cơ chi dưới thường bị chuột rút nhất: cơ bụng chân, cơ Hamstring, cơ tư đầu đùi
Lý do chuột rút cơ bắp không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên một số nguyên nhân bao gồm:
- Tập luyện, sử dụng cơ quá mức
- Thiếu các chất điện giải như canxi, magie, kali
- Một số loại thuốc
- Mất nước
- Chèn ép thần kinh
- Thiếu máu nuôi đến các cơ
- Thai kỳ
Trong những trường hợp khác, chuột rút chân xảy ra như là triệu chứng của một số vấn đề về sức khỏe hoặc do thuốc như:
- Nghiện rượu
- Tác dụng phụ của một số nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu, statin, estrogen liên hợp, zolpidem, pregabalin,…
- Một số bệnh lý liên quan như viêm xương khớp, bệnh suy thận, bệnh tiểu đường, xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh tim mạch (do cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch), xơ gan, bàn chân bẹt, bệnh Parkinson, bệnh động mạch ngoại vi.
Bên cạnh đó, tuổi càng cao thì nguy cơ bị chuột rút chân càng tăng. Điều này là do gân ngắn lại theo tuổi tác. Bởi vậy mà rất nhiều người đặt câu hỏi người già bị chuột rút nên uống thuốc gì.
Chuột rút về đêm
Đây là những cơn co rút cơ xảy ra vào ban đêm. Chuột rút về đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Lý do gây ra tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ ràng, một số yếu tố rủi ro như:
- Bệnh đái tháo đường
- Tập thể dục cường độ cao
- Mất nước
- Một số loại thuốc
- Rối loạn điện giải, thể dịch
- Hạn chế vận động
- Rối loạn nội tiết
- Các rối loạn về mạch máu
- Một số yếu tố khác như: tuổi già, uống nhiều rượu, lối sống lười vận động động.
Chuột rút kinh nguyệt
Hay còn gọi là đau bụng kinh, thống kinh. Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ khác như: u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
Chuột rút ở bụng
Còn gọi cơn co thắt dạ dày, đau quặn bụng. Tình trạng nay thường lành tính do một số nguyên nhân như: đầy bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS)
Nếu cơn đau ảnh hưởng tại một vùng cụ thể của bụng, cơn đau đột ngột, dữ dội thì có thể do một nguyên nhân nghiêm trọng hơn như: viêm ruột thừa, sỏi thận, sỏi mật…
Một số người bị chuột rút mà không rõ lý do, được gọi là chuột rút vô căn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn còn đang được tranh luận, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng chuột rút vô căn có thể do:
- Dẫn truyền thần kinh đột ngột.
- Hạn chế cung cấp máu đến cơ.
- Căng cơ.
- Tập thể dục quá mức.
Chuột rút cũng hay bị nhầm lẫn với dấu hiệu của hội chứng chân không yên (RLS) vì chúng cùng xảy ra nhiều khi về đêm hoặc khi đang nghỉ ngơi. Nhưng với RLS bệnh nhân thường không gặp cơn đau mà chỉ có cảm giác buồn chân như kiến bò. Khi bạn di chuyển, cơn bồn chồn sẽ biến mất nhưng vẫn còn cảm giác khó chịu.
Bị chuột rút uống thuốc gì?
Loại thuốc tốt nhất cho chuột rút sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc loại chuột rút, mắc dù một số loại thuốc có thể giải quyết nhiều loại chuột rút nhưng việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là cần thiết trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Với những người hay bị chuột rút, đặc biệt là khi ngủ đều có chung câu hỏi rằng bị chuột rút uống thuốc gì để “thoát khỏi” chúng ngay lập tức. Nhưng đáng tiếc là không có loại thuốc nào có thể cải thiện 100% chứng chuột rút.
Thuốc trị chuột rút cơ bắp
Chuột rút cơ bắp thường có thể tự hết khi dùng các phương pháp như: kéo căng, xoa bóp, chườm nóng hoặc lạnh… nếu tình trạng vẫn tiếp diễn một số loại thuốc có thể sử dụng như:
Thuốc không kê đơn:
- Ibuprofen
- Naproxen
- Acetaminophen
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm ibuprofen, naproxen ở trên có hiệu quả chống lại cơn đau do chuột rút cơ bắp, trong trường hợp chuột rút nặng có thể kết hợp với thuốc giãn cơ. Một nghiên cứu đã cho thấy 78,2% số người bị đau thắt lưng cấp tính có giảm đau khi kết hợp NSAID với thuốc giãn cơ (ibuprofen với chlorzoxazone)
Vì vậy, loại thuốc đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi quan tâm “bị chuột rút uống thuốc gì”, đó là thuốc giảm đau thông thường. Chúng gồm paracetamol hoặc ibuprofen, sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau đớn vì cơ bị co rút đột ngột.
Bên cạnh đó, một vài loại thuốc sau đây được đánh giá là có thể giúp cải thiện chứng chuột rút về đêm. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chúng bao gồm:
- Thuốc giãn cơ Carisoprodol
- Thuốc chẹn kênh canxi như Diltiazem hay Verapamil.
- Thuốc điều trị co thắt cơ, giảm đau và căng cơ: Orphenadrine
Trước đây, Quinine là lựa chọn đầu tay trong danh sách “bị chuột rút uống thuốc gì” vì hiệu quả tốt, nhưng do tác dụng phụ đáng kể làm loãng máu và giảm tiểu cầu mà hiện nay không còn được khuyến khích sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được khuyến khích dùng thêm vitamin B12 để giúp hỗ trợ cải thiện chứng chuột rút.
Cách khắc phục và phòng ngừa chuột rút thường xuyên
Hay bị chuột rút uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế uống thuốc không có tác dụng “đánh bại” những cơn chuột rút bắp chân phiền toái này. Bạn cần phải có những biện pháp để khắc phục cũng như phòng ngừa chúng tái diễn thường xuyên.
Cách xử trí chuột rút ngay lập tức
Kéo căng cơ
Khi bị chuột rút ở bắp chân, để giảm đau, bạn cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân lên, ngược về phía sau để kéo căng các cơ cẳng chân. Lúc ban đầu có thể sẽ rất đau nhưng sau khi các cơ được giãn ra, tuần hoàn máu được lưu thông trở lại, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Massage, xoa bóp để tăng cường lưu thông máu.
Sau khi cơn chuột rút được giải quyết tạm thời, bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân hay các bộ phận bị chuột rút bằng con lăn hoặc bằng tay. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu đến chân bị chuột rút.
Chườm đá hoặc chườm nóng
Nếu bị đau đớn dữ dội do chuột rút, bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau tạm thời, bạn cũng có thể chuẩn bị một túi đá lạnh được bọc trong khăn và chườm lên cơ bị rút. Phương pháp này cũng có thể thực hiện tương tự với chườm nóng, giúp làm dịu bớt cơn đau do chuột rút.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bị viêm họng khi đang cho con bú phải làm sao?
>>>>>Xem thêm: Mùa mít tới rồi! Xem ngay ăn quả mít có tác dụng gì để tích cực bổ sung cho cơ thể
Bài tập ngăn ngừa chuột rút chân
Bài tập giúp căng cơ cũng là phương pháp rất hữu ích bên cạnh bị chuột rút uống thuốc gì, có thể giúp bạn ngăn ngừa phần nào tình trạng này.
Hãy đứng cách tường khoảng một mét, rướn người về phía trước, đưa hai cánh tay ra để chạm vào tường. Giữ thăng bằng bằng tay, bàn chân vẫn giữ nguyên tư thế chạm đất trong 5 giây. Hãy lặp đi lặp lại động tác này trong ít nhất 5 phút một hiệp, ngày 3 hiệp.
Hay bị chuột rút uống thuốc gì? Còn mẹo phòng tránh chuột rút nào khác?
Đừng quá quan tâm đến việc bị chuột rút uống thuốc gì hay cần bổ sung chất gì để cải thiện tình trạng này vì thuốc cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bên cạnh bài tập, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tái phát chuột rút bằng việc hạn chế những yếu tố khiến bạn dễ gặp tình trạng này:
- Luôn đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày với khuyến cáo từ 1.5 – 2 lít/ngày và hạn chế nạp nhiều thức uống có cồn hay cafein.
- Điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thoải mái, có thể nâng cao chân để dễ chịu hơn khi bị chuột rút “tấn công”. Bạn có thể thử tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi xe đạp trong vài phút ngay trước giờ đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn mỗi 30 phút hằng ngày. Lưu ý luôn nhớ căng cơ và khởi động các khớp trước và sau khi tập.
- Mang giày vừa vặn.
- Thực hiện động tác duỗi chân hay căng cơ trước khi ngủ.
Ngoại trừ thuốc giảm đau thông thường, bị chuột rút uống thuốc gì cũng cần được bác sĩ kê đơn và theo dõi. Vậy nên nếu chuột rút có xu hướng nặng hơn và ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ, hoặc tái phát thường xuyên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.