Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

Nắm rõ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy là cách để đảm bảo nguồn sữa dồi dào và giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài.

Bạn đang đọc: Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

Vì nhiều lý do bạn không thể cho con bú trực tiếp nên phải vắt sữa để dành cho con. Thế nhưng, vắt sữa đúng cách là như thế nào? Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy cùng Kenshin.vn xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ đúng cách

Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

1. Cách vắt sữa mẹ bằng tay

Cách vắt sữa mẹ bằng tay hiệu quả nhất là bạn đặt tay vào một bên vú, với ngón cái và ngón trỏ đối ngược nhau xung quanh quầng vú. Nhẹ nhàng nhấn vào ngực, đồng thời kéo ngón tay cái và ngón trỏ về phía trước một chút nhưng đừng để những ngón tay trượt lên núm vú.

Lặp lại nhịp nhàng động tác trên để bắt đầu làm chảy sữa, luân phiên thay đổi vị trí tay để có thể kích thích tất cả các ống dẫn sữa. Lặp lại với vú bên kia, xoa bóp giữa các lần vắt khi cần thiết. Lặp lại với vú đầu tiên, sau đó quay lại với bên còn lại.

Để hứng sữa vắt ra, bạn sử dụng một cốc rộng miệng đặt dưới vú. Trong khi vắt sữa từ vú bên này, bạn có thể hứng các giọt chảy xuống từ vú kia bằng cách đặt một bình nhỏ bên trong áo ngực của bạn. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra là cho vào bình hoặc túi trữ sữa và làm lạnh càng sớm càng tốt.

2. Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng máy hút tay

Bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn của máy hút sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp bằng nước hoặc bằng sữa mẹ sẽ hút hiệu quả hơn. Phễu chụp nên bao quanh núm vú, quầng vú. Bạn nên dùng loại nhanh, ngắn ở đầu hút để bắt chước hành động mút chặt của bé. Sau khi có được dòng sữa về, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định lâu dài.

3. Cách vắt sữa mẹ bằng máy hút điện

Bạn cũng hãy thực hiện theo các hướng dẫn của máy. Loại bơm kép có thể tốt hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn. Bạn có thể biết được bên vú nào nhiều sữa hơn khi bạn bơm kép, bởi mỗi vú đều có chức năng độc lập nhau.

5 nguyên tắc cơ bản để vắt sữa đúng cách

Tìm hiểu thêm: Màng trinh nằm ở vị trí nào? Bạn đã hiểu đúng mọi điều về màng trinh?

Hé lộ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy giúp sữa ra nhiều

>>>>>Xem thêm: Đất sét bentonite và 3 cách làm mặt nạ trị mụn hiệu quả

Vắt sữa mẹ có thể coi là một nghệ thuật. Để có thể học được điều này, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Dưới đây là 5 nguyên tắc bạn cần nằm lòng để vắt sữa đúng cách:

  1. Rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước.
  2. Rửa phễu chụp vú và bình đựng sữa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh bình sữa. Sau đó, lau khô bằng khăn hoặc để khô ráo.
  3. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để làm vệ sinh đúng cách.
  4. Vắt sữa khi cảm thấy ngực căng tức. Cho bé bú một bên và một bên vắt sữa. Nếu bé không bú, bạn có thể vắt sữa ra nhé.
  5. Nếu đi làm, bạn có thể tập cho bé bú bình. Nếu khi bú bé gặp phải vấn đề gì, bạn hãy đưa con đi khám.

Bạn nên vắt sữa mỗi 3 giờ một lần rồi bảo quản sữa mẹ để cho bé dùng sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa khoảng 10 – 15 phút trong giờ nghỉ. Hoạt động này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa. Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối hoặc vào những ngày nghỉ để duy trì nguồn cung cấp sữa và có sự gắn bó với bé nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sau khi cho bú để tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.

Mẹo giúp mẹ thúc đẩy phản xạ sữa xuống khi vắt

Bạn có thể cảm thấy cơn đau buốt ngực thoáng qua khi vắt sữa. Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện do hormone oxytocin tác động đến các tế bào xung quanh nang sữa co bóp và đẩy sữa ra ngoài. Một số bí quyết giúp kích thích phản xạ sữa xuống:

  • Hãy vắt sữa mẹ trong một không gian ấm áp, yên tĩnh, thoải mái và không bị phân tâm. Bạn hãy hít thở sâu và chậm. Trước khi vắt sữa, bạn cũng có thể uống một ly nước nóng và nghe những giai điệu nhẹ nhàng. Tắm nước ấm hoặc rửa mặt bằng nước ấm cũng rất hữu ích.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp hai bầu ngực. Dùng lòng bàn tay hoặc gờ ngón tay vuốt ve ngực, hướng về núm vú. Nhẹ nhàng lăn núm vú giữa các ngón tay.
  • Khi vắt sữa hãy nghĩ đến bé, điều này sẽ giúp sữa chảy nhiều hơn.
  • Nhờ đến sự trợ giúp của chồng hoặc những người thân trong gia đình. Nhiều bà mẹ thường có nhiều sữa hơn khi được người bạn đời an ủi, vỗ về.

Sản xuất sữa và nhu cầu của bé

Bạn có biết, việc sản xuất sữa mẹ vẫn duy trì hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé. Ở những tuần đầu, bé thường bú nhiều và phát triển rất nhanh. Các bé gái thường tăng khoảng 30g một ngày trong khi các bé trai sẽ tăng nhiều hơn. Từ 3 – 4 tháng sau sinh, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại. Nếu bé tăng cân nhanh ở giai đoạn này sẽ dễ dẫn đến béo phì. Trung bình mỗi ngày một bà mẹ sản xuất khoảng từ 600 – 900ml sữa. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng uống khoảng 600 – 900ml mỗi ngày, mỗi lần bé uống khoảng từ 90 – 150ml.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *