Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

Hẹp van tim, đặc biệt là hẹp van 2 lá, van động mạch chủ là tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, suy tim và đột quỵ, nếu bệnh không được điều trị tốt.

Bạn đang đọc: Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

Hẹp van tim là bệnh lý ngày càng tăng về lượng người mắc phải và tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Hẹp van 2 lá và van động mạch chủ là một trong các tình trạng phổ biến nhất. Bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!

Tìm hiểu chung

Hẹp van tim là gì?

Hẹp van tim là tình trạng các lá van không thể mở ra hoàn toàn làm cản trở quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh xảy ra khi cấu trúc các lá van bị thay đổi, thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình thường, chúng bị dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau.

Tùy theo vị trí hẹp, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, nhưng van 2 lá và van động mạch chủ thường hay bị hẹp hơn cả. Van 3 lá và van động mạch phổi ít khi bị hẹp.

  • Hẹp van 2 lá: Làm giảm lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) xuống tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái).
  • Hẹp van động mạch chủ: Làm giảm lượng máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hẹp van tim do đâu?

Sau đây là một số nguyên nhân hẹp van tim phổ biến bao gồm:

  • Sốt thấp khớp: Liên cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp van tim.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp do dày dính mép van.
  • Vôi hóa van: Quá trình lão hóa kết hợp với rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ lắng đọng canxi ở quanh van tim gây ra hẹp van tim.
  • Các nguyên nhân hở van tim khác: Do hẹp van tim bẩm sinh, xạ trị lồng ngực và một số bệnh tự miễn, ví dụ như lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp van tim.

Những yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ bị hẹp van tim bao gồm tiền sử sốt thấp khớp và nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus nhưng đều do không được điều trị triệt để.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh hẹp van tim là gì?

Hẹp van tim thường tiến triển chậm, người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Các dấu hiệu hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ thường bộc lộ sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi. Một số triệu chứng bệnh hẹp van tim thường gặp như:

  • Chóng mặt, choáng ngất
  • Ho khan, đặc biệt tăng lên khi nằm
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay lạnh
  • Khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực khi gắng sức

Các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn khi mang thai, stress hoặc bị nhiễm trùng. Trong trường không được phát hiện sớm, bệnh có thể sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn và cuối cùng là suy tim với các triệu chứng như:

  • Ngất xỉu
  • Ho ra máu
  • Tăng cân bất thường
  • Trướng bụng, phù bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Khó thở trong hoạt động thường ngày, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi

Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

Hẹp van tim có thể gây ra các triệu chứng đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, choáng ngất

Biến chứng

Hẹp van tim có nguy hiểm không?

Hẹp van tim làm cho lượng máu chuyển đến không tỷ lệ thuận với lượng máu được chuyển đi. Điều đó gây ra tình trạng ứ máu ở phổi hoặc các buồng tim và có thể gây biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tăng áp động mạch phổi: Máu ứ tại phổi, làm tăng áp lực lên thành động mạch phổi.
  • Suy tim: Hẹp van tim gây cản trở lưu thông máu, khiến tim phải bơm máu chăm chỉ hơn để đảm bảo đủ lượng máu nuôi cơ thể, theo thời gian tim sẽ bị suy yếu.
  • Tim to: Máu ứ tại các buồng tim làm tim giãn rộng và to ra. Điều đó làm giảm khả năng bơm máu của tim và làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.
  • Rung tâm nhĩ: Là biến chứng nguy hiểm, có thể gây ngừng tim hoặc làm xuất hiện cục máu đông. Cục máu đông ở tim có thể di chuyển lên não làm tắc mạch máu não gây đột quỵ, hay vào phổi gây thuyên tắc phổi, phù phổi cấp.

Hẹp van tim thường nguy hiểm hơn hở van tim, bạn có thể bị nguy cơ hình thành máu đông, kẹt van, hỏng van cao hơn, nhất là van 2 lá và van động mạch chủ.

Điều trị

Phương pháp điều trị hẹp van tim

Trong những trường hợp hẹp van nhẹ và chưa xuất hiện triệu chứng, bạn chỉ cần khám định kỳ và tiêm phòng, dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi làm các thủ thuật gây chảy máu như nhổ răng, phẫu thuật…

Khi bệnh nặng lên với các biểu hiện đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, tùy vào tình trạng bệnh bạn sẽ có cách điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc hay can thiệp nong van, sửa van hay thay van tim mới để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Giảm triệu chứng bằng thuốc

Một số thuốc có thể giúp bạn giảm tình trạng hoạt động quá tải cho tim, đồng thời kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng của bệnh, trì hoãn thời gian phải nong van, thay van…

Một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp tim và kháng sinh thường được sử dụng trong bệnh hẹp van.

Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa

Không có phương pháp nào tốt nhất, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng bệnh thực tế của mỗi người bệnh. Các phương pháp bao gồm:

Nong van bằng bóng qua da: được áp dụng với một số trường hợp bị hẹp van, với điều kiện tổ chức van còn tốt, chưa bị vôi hóa. Thủ thuật này có thể giúp giảm mức độ hẹp, cải thiện được triệu chứng và chất lượng sống của người bệnh mà chưa cần thay van.

Phẫu thuật van tim:

Trường hợp van bị tổn thương nặng và không thể chữa được, sẽ có các cách phẫu thuật van tim như:

  • Mổ tách van: Có thể cho kết quả tốt tương tự như nong van, nhưng kỹ thuật phức tạp hơn nên ít được áp dụng.
  • Mổ sửa van: Được áp dụng với các trường hợp không thể nong van như van dày và vôi hóa nhiều.
  • Mổ thay van: Áp dụng với các trường hợp hẹp van nặng không thể nong hay sửa chữa van. Tùy theo tuổi, từng trường hợp cụ thể, bác sĩ tư vấn cho người bệnh loại van nên thay thế như van cơ học, van sinh học.

Phòng ngừa

Xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh van tim

Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh chườm nóng hay lạnh? Cách chườm hiệu quả là gì?

Hẹp van tim 2 lá, van động mạch chủ: Chớ xem thường!

>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn ngô được không? Lợi ích là gì và cần lưu ý gì?

Người hẹp van tim cần vận động để duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện sức khỏe

Đối với những bệnh nhân hẹp van tim, các bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên điều chỉnh lối sống lành mạnh sau đây như:

  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp cho máu lưu thông qua van dễ dàng hơn và tránh nguy cơ đông máu.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đây là việc làm cần thiết để đánh giá hoạt động của van tim, nhằm điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển xấu đi.
  • Lưu ý chế độ ăn uống: Bạn nên ăn giảm mặn, giảm chất béo, tăng rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan tốt cho người bệnh van tim. Không dùng chất kích thích vì dễ gây rối loạn nhịp tim ở người bệnh.

Mặc dù nguy hiểm hơn hở van tim, song hẹp van tim vẫn có thể bị đẩy lùi nếu bạn chủ động kiểm soát bệnh sớm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ cần bạn áp dụng đúng cách, sức khỏe sẽ phục hồi sớm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *